Dùng gừng đúng cách chữa nhiều bệnh tốt không ngờ

Nhiều người mách nhau say rượu, đỏ mặt ăn gừng tươi sẽ hết. Nhưng thực tế gừng tính ấm kết hợp với rượu đại nhiệt sẽ gây hại nhiều hơn lợi, còn nếu dùng đúng phòng chữa được rất nhiều bệnh.

Gừng có tác dụng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Gừng có tác dụng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

70% vị thuốc Đông y có gừng

Dược sĩ cao cấp Trần Xuân Thuyết, nguyên cán bộ Công ty Dược phẩm Trung ương 1, cho biết 

Chế gừng để chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Dùng gừng giải say rượu cẩn thận tai biến nguy hiểm

Nhiều người hiện dùng gừng chữa say rượu, nhưng theo bác sĩ Đông y, đây là cách làm không tốt cho sức khỏe.

Theo đó, say rượu là tình trạng ngộ độc cấp tính do uống một lượng rượu quá nhiều. Dưới tác dụng của rượu vỏ não bị ức chế dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi, nói cười không tự chủ, đầu nặng mắt hoa, đi đứng xiêu vẹo, nôn mửa bừa bãi, da lạnh, thở nhanh, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và các tai nạn giao thông nguy hiểm. 

Khi lâm vào trạng thái phiền toái này, theo quan niệm của y học cổ truyền, người say nên ăn những đồ có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát hóa đàm để nhằm mục đích giải rượu và phòng chống các tai biến không mong muốn.

"Không có việc ăn gừng chữa hoặc chống đỏ mặt khi uống rượu. Bởi trong gừng có những hoạt chất gây kích thích hưng phấn trong cơ thể, gây giãn mạch và làm thông các mạch máu.

Bởi vậy, Đông y thường dùng gừng để trị cảm lạnh, khi đi ngoài trời lạnh ngậm gừng tươi để tăng sức ấm cho cơ thể, tăng cường các chức năng hoạt động của cơ thể như: như nhịp tim, huyết áp... Đặc biệt, gừng làm giãn mạch, tăng cường hệ thống giao cảm, kích thích cơ thể vã mồ hôi để giải cảm.

Uống rượu đã khiến cơ thể đại nhiệt, giãn mạch, mặt đỏ... nếu dùng thêm gừng thì chỉ khiến mạch giãn nhiều và đỏ hơn. Không có kinh nghiệm dân gian nào dùng gừng để giải rượu. Vì vậy, nếu đã uống rượu thì hoàn toàn không nên uống nước gừng hoặc ăn gừng. 

Dùng gừng lúc này: cả rượu và gừng đều giãn mạch có thể làm tăng thêm các biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não..." - ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhấn mạnh.

- Không dùng gừng cho người nội nhiệt, say nắng, sốt cao, bệnh gan, bệnh trĩ, biểu hư (ra nhiều mồ hôi), mất máu nhiều, trước và sau phẫu thuật.

- Gừng tương kỵ với thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi trị tăng huyết áp (amlodipine...).

- Không dùng gừng bị giập nát hoặc chuyển màu vì sinh chất độc sẽ hại gan.

- Khi thấy củ gừng mọc mầm trắng phải cắt bỏ mầm ngay để tránh mất hoạt chất.

Gừng gây ra các tương tác với thuốc nào?Gừng gây ra các tương tác với thuốc nào?

Gừng là nguyên liệu có nhiều chức năng - một loại thực phẩm, gia vị, chất tăng hương vị và là thành phần làm thuốc. Gừng có tác dụng tạo vị cay nồng và mùi thơm dễ chịu cho cả món mặn và món ngọt.

Link nội dung: https://vanhien.info/dung-gung-dung-cach-chua-nhieu-benh-tot-khong-ngo-a1057.html