Cách trị viêm loét dạ dày - tá tràng qua bữa ăn

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa. Bệnh không chỉ gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

loét dạ dày - Ảnh 1.

Ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa - Ảnh minh họa

Không xem thường viêm loét dạ dày - tá tràng

Theo bác sĩ Cấn Thị Thu Hằng, Bệnh viện Bạch Mai, trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nhanh phục hồi, giảm triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Người bị viêm Ăn uống không đúng giờ, đau dạ dày không điều trị, dễ thủng tạng rỗng

Rau củ quả nên đa dạng, ưu tiên các loại rau non, dễ tiêu như cải bắp, cải xanh, cà rốt, bí đỏ vì chứa nhiều vitamin giúp làm lành vết loét. 

Chất béo nên được bổ sung qua các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hạt cải.

Ngược lại, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, thịt nguội; các món ăn cứng, dai, nhiều xơ như thịt nhiều gân, sụn, rau già hoặc quả xanh sống.

Gia vị cay nồng như tỏi, ớt, giấm, tiêu, các món muối chua như dưa cà, hành muối cũng cần hạn chế tối đa, đặc biệt trong giai đoạn loét tiến triển. 

Một số loại quả chua như me, sấu, cóc, khế, mận, xoài xanh, ổi xanh, chuối xanh hoặc các loại quả dầm, ngâm muối như ô mai, me dầm cũng nên tránh. Ngoài ra nước ngọt có gas, cà phê, trà đậm đặc cũng không có lợi cho dạ dày.

Đặc biệt người bị viêm loét dạ dày - tá tràng cần tuyệt đối tránh rượu, bia và thuốc lá - những tác nhân hàng đầu gây tổn thương niêm mạc và làm nặng thêm tình trạng viêm loét. Thức ăn nên được ăn ngay sau khi chế biến, giữ ở mức nhiệt khoảng 40-50 độ C để dễ tiêu hóa và không gây kích thích niêm mạc.

Bữa ăn nên chia nhỏ thành 4-6 lần/ngày, tránh để quá đói hoặc ăn quá no. Kết hợp với đó, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng và có hoạt động thể lực phù hợp với thể trạng.

"Nười bệnh nên chủ động xây dựng thực đơn khoa học, lắng nghe tư vấn từ chuyên gia y tế và không tự ý ăn kiêng theo cảm tính. Ăn uống đúng chính là "liều thuốc tự nhiên" giúp dạ dày nhanh chóng lành lặn và khỏe mạnh trở lại", bác sĩ Hằng khuyến cáo.

Ăn gì để mau lành viêm loét dạ dày - tá tràng? - Ảnh 2.Củ riềng: Vị thuốc quý giúp phòng ngừa ung thư, giảm đau dạ dày và chống viêm

Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y. Trong y học hiện đại, tinh chất riềng cũng được nghiên cứu sử dụng để chữa bệnh.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://vanhien.info/cach-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-qua-bua-an-a11596.html