![]() |
Sốt virus và sốt xuất huyết đều có những triệu chứng ban đầu tương tự nhau như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Ảnh: Northwell Health. |
Sốt virus thường xảy ra quanh năm, tùy thuộc vào mùa và loại virus cụ thể. Mặc dù mùa cao điểm của sốt xuất huyết là vào những tháng gió mùa (từ tháng 6 đến tháng 9), các ca sốt xuất huyết cũng có thể xảy ra quanh năm, tùy thuộc vào các yếu tố như lượng mưa, nhiệt độ và điều kiện sinh sản của muỗi, cùng nhiều yếu tố khác.
Sự khác biệt giữa sốt do virus và sốt xuất huyết
Theo India Times, có thể khó phân biệt giữa sốt do virus và sốt do sốt xuất huyết vì cả hai đều có chung các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng phổ biến là:
Sốt cao (thường trên 38,9 độ C)Đau đầuĐau nhức cơ thể và đau cơMệt mỏiBuồn nônHoĐau họngTuy nhiên, khi nói đến các trường hợp sốt xuất huyết nghiêm trọng, triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc có thể kèm theo triệu chứng cụ thể khác chỉ ra sốt xuất huyết.
Theo tiến sĩ Santosh Kumar, bác sĩ nhi khoa và sơ sinh, Bệnh viện Motherhood, Banashankari, Bengaluru (Ấn Độ), các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết bao gồm:
Đau khớp và cơ nghiêm trọng (thường được gọi là sốt gãy xương)Đau sau mắtChảy máu nhẹ như chảy máu cam, chảy máu nướu răng hoặc dễ bầm tímPhát ban đỏ, ửng đỏ hoặc các đốm đỏ nhỏ trên cơ thểNgoài ra, trong khi sốt xuất huyết chỉ lây truyền qua muỗi Aedes đốt, sốt virus có thể ảnh hưởng đến bạn hoặc người thân theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết cơn sốt virus bắt đầu từ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, thường bắt nguồn từ virus cúm (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường). Một người bị sốt virus ho hoặc hắt hơi có thể lây lan sang người khác; thậm chí có thể lây lan qua tiếp xúc.
Phải làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết có thể là căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em, và đòi hỏi một cách tiếp cận khác về chăm sóc và điều trị y tế. Dưới đây là những điều bạn có thể làm:
- Đi khám bác sĩ: Các trường hợp sốt xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng và tiến triển nhanh chóng ở trẻ em. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị sốt xuất huyết và nếu trẻ có các triệu chứng, bạn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Chẩn đoán sớm có thể giúp đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và phục hồi nhanh chóng.
- Theo dõi các triệu chứng: Theo dõi các triệu chứng của trẻ và ghi nhận bất kỳ thay đổi nào. Kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên và chú ý các dấu hiệu mất nước hoặc tình trạng xấu đi.
- Bù nước: Đảm bảo con bạn uống nhiều chất lỏng và đủ nước. Các chất lỏng như nước lọc, dung dịch điện giải, dung dịch bù nước đường uống, nước dừa hoặc nước ép trái cây pha loãng có thể giúp ngăn ngừa mất nước, đặc biệt nếu trẻ có các triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Phòng ngừa muỗi đốt: Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi, vì vậy việc phòng ngừa muỗi đốt để tránh lây lan bệnh rất cần thiết. Hãy đảm bảo con ở trong nhà và sử dụng màn chống muỗi, lưới chống muỗi và thuốc chống côn trùng để bảo vệ con khỏi muỗi đốt.
- Dinh dưỡng: Các bữa ăn nhỏ, đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo con bạn hồi phục nhanh chóng. Cho trẻ ăn những thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa như súp, trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.
Link nội dung: https://vanhien.info/phan-biet-sot-virus-va-sot-xuat-huyet-a11757.html