Bệnh bạch hầu tái xuất, dập dịch ra sao?

Thêm một người nhiễm bệnh bạch hầu tại Bắc Giang. Cách đây mấy hôm, một cô gái 18 tuổi ở Nghệ An tử vong vì mắc bệnh bạch hầu, có 119 người phải cách ly.

Lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho người dân xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - Ảnh: TÂM PHẠM

Lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho người dân xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - Ảnh: TÂM PHẠM

Sáng 9-7, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa thông tin đã có kết quả xét nghiệm 8/15 mẫu CDC tỉnh gửi giám định Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào, làm sao để phòng tránh?

Bác sĩ lấy mẫu, phát thuốc phòng bệnh bạch hầu cho người dân xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An - Ảnh: VĂN LANG

Cẩn trọng lây nhiễm, không hoang mang

Hiện nay bạch hầu là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh bạch hầu được đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.

Ông Vi Văn Khương - phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn - cho hay Kỳ Sơn là huyện có dịch bạch hầu lưu hành trong nhiều năm nhưng tỉ lệ tiêm phòng bạch hầu còn thấp do người dân nhận thức chưa đúng về mức độ nguy hại của bệnh.

Bác sĩ Phạm Đình Du thông tin trường hợp bệnh nhân ở huyện Kỳ Sơn tử vong do bạch hầu có một phần nguyên nhân do bệnh nhân không tiêm phòng từ nhỏ, khi phát hiện bệnh muộn và chậm chuyển tuyến theo khuyến cáo của cơ sở y tế.

Ông Du khuyến cáo bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể được khống chế trong trường hợp tiêm vắc xin bao phủ toàn dân.

Ông Phu cũng cho rằng do bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, vật dụng hằng ngày nên dễ lây lan, đặc biệt với những người không có miễn dịch với bệnh, người chưa được tiêm chủng vắc xin.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu như quần áo, tay…, vệ sinh kém. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, đặc biệt là gây các tổn thương viêm cơ tim, nguy cơ tử vong cao.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về phòng chống dịch bạch hầu, ông Hoàng Minh Đức, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho hay ngay khi tiếp nhận thông tin ca bệnh tử vong tại tỉnh Nghệ An, cục đã có văn bản chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch.

Theo cục, dịch bạch hầu thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Hiện bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Cán bộ TTYT huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) lấy mẫu xét nghiệm cho trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao - Ảnh: SỸ QUYẾT

Cán bộ TTYT huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) lấy mẫu xét nghiệm cho trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao - Ảnh: SỸ QUYẾT

Dịch bạch hầu ở Bắc Giang cơ bản được kiểm soát

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thu Hương - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang - cho biết dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn cơ bản được kiểm soát do có sự vào cuộc từ sớm, trước khi có chỉ đạo của Bộ Y tế. Lực lượng chức năng khoanh vùng và xử lý những trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.

Chiều 9-7, Sở Y tế tổ chức tập huấn cho toàn ngành về phòng chống, giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu và một số bệnh dễ xảy ra trong mùa hè.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các trung tâm y tế toàn tỉnh rà soát trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi vắc xin BH-HG-UV-VGB-Hib và DPT4 để tổ chức tiêm bù, tiêm vét…

Theo bác sĩ Lê Tiến Cương - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang, ca bệnh bạch hầu được phát hiện tại huyện Hiệp Hòa là ca đầu tiên trong vòng hơn 20 năm gần đây.

Để phòng ngừa, hệ thống y tế tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, triển khai tiêm chủng mở rộng. Tỉ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn luôn đạt hơn 96%.

Khoanh vùng, dập dịch rất quan trọng

Trao đổi với Tuổi Trẻ về kinh nghiệm phòng chống dịch bạch hầu tại Hà Giang, ông Vũ Hùng Vương, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang, cho hay khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau 20 năm không có ca mắc, tỉnh đã nhanh chóng khoanh vùng dập dịch hiệu quả. Sau 2-3 tháng, ổ dịch đã được khống chế, không lây lan ra cộng đồng.

Cũng ghi nhận ổ dịch bạch hầu hồi tháng 5-2023, tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng huy động lực lượng khoanh vùng dập dịch.

Đại diện Sở Y tế tỉnh thông tin thời điểm nhận được thông tin có ca mắc, tử vong do bệnh bạch hầu tỉnh đã truy vết nhanh chóng. Điều quan trọng nhất là phải phát hiện sớm ca bệnh để điều trị, cách ly và điều trị dự phòng cho những đối tượng nguy cơ.

Bệnh bạch hầu có vắc xin phòng nhưng vì sao chưa thanh toán được?Bệnh bạch hầu có vắc xin phòng nhưng vì sao chưa thanh toán được?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 5 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca vào các tháng 1, 2 và 4); Nghệ An (1 ca, tháng 6-2024, người bệnh đã tử vong) và Bắc Giang (1 ca, tháng 7-2024).

Link nội dung: https://vanhien.info/benh-bach-hau-tai-xuat-dap-dich-ra-sao-a2061.html