GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: 2 năm qua, lúc nào tôi cũng nghĩ đến ngày mặc áo blouse

'Hiện tôi hằng ngày đến bệnh viện, có thể tư vấn cho người bệnh, đi buồng cùng các bác sĩ xem các ca khó, tư vấn các ca cần can thiệp để lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho người bệnh', ông Nguyễn Quang Tuấn cho hay.

Cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 11-7 - Ảnh: NAM TRẦN

Cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 11-7 - Ảnh: NAM TRẦN

GS.TS

Chia sẻ của giáo sư Nguyễn Quang Tuấn khi trở lại 'thực hành bác sĩ'

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, 87 tuổi (quận Đống Đa, Hà Nội), là một trong số bệnh nhân ông Tuấn khám ngày 11-7. Bà Vân kể hơn 10 ngày trước, khi bà mới nhập viện, bác sĩ bệnh viện đã giới thiệu hôm nay có GS Tuấn khám.

"Tôi vô cùng xúc động, còn ôm chầm lấy bác sĩ Tuấn. Tôi bị tim đã gần 30 năm, hơn 20 năm trước, bác sĩ là người đã đặt stent tim cho tôi. Lúc đó tôi lo lắng lắm nhưng bác sĩ nói: đặt xong là bác nhẹ người ngay. Và đến giờ, hơn 20 năm stent trong tim tôi vẫn còn tốt.

Khi đi khám lại các bác sĩ nói stent của bác vẫn tốt. Tôi kể lại là bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn đặt cho. Tôi không ngờ lần này đến đây lại gặp ân nhân", giọng yếu nhưng rất minh mẫn, bà Vân nắm tay bác sĩ Tuấn xúc động, nước mắt giàn giụa.

Tuổi Trẻ đã có cuộc đối thoại với bác sĩ Tuấn.

Học không phải là điều khiến ta phải xấu hổ

* Ông có nhớ bệnh nhân Vân không?

- Thú thực là tôi không nhớ từng bệnh nhân. Trong cuộc đời làm nghề chữa bệnh, tôi đã gặp hàng ngàn người. Nhưng cuộc gặp này khiến tôi nghĩ nhiều về nghề bác sĩ. Mỗi một bệnh nhân là mỗi lần phải suy nghĩ cặn kẽ phương pháp điều trị, làm sao hiệu quả tốt hơn. Và điều bác sĩ nhận được là tấm lòng của bệnh nhân.

Hôm tôi gặp lại cụ Vân lần đầu thì cụ khóc, sáu cụ trong cùng phòng đều khóc. Tôi phải quay mặt đi để tránh rơi nước mắt. Tôi cũng rất xúc động.

* Khi lại khoác lên mình chiếc áo blouse, trở lại với bệnh viện, cảm xúc của ông thế nào?

- Sau khi trở lại xã hội, tôi đã xin thực hành tại Bệnh viện Hữu Nghị và được bệnh viện ủng hộ, tạo điều kiện. Từ khi đang công tác tại

Cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 11-7 - Ảnh: NAM TRẦN

Biệt danh "Tuấn tim"

* Về biệt danh "Tuấn tim", ông thấy sao?

- Đây là biệt danh mà người dân và đồng nghiệp yêu quý tặng cho tôi. Thật ra có rất nhiều y bác sĩ làm trong lĩnh vực tim mạch nhưng rất ít người được gắn chữ "tim" vào tên của mình. Đó là điều hạnh phúc và tôi coi rằng đó là sự tôn vinh, công nhận của mọi người về chuyên môn của mình.

Vì sao giáo sư vẫn phải trở lại làm bác sĩ thực hành như vừa ra trường?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trọng Khoa, cục phó phụ trách quản lý, điều hành Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay ông Tuấn có học hàm giáo sư nhưng đã gián đoạn hành nghề y hơn hai năm, nguyên nhân không phải do sai phạm liên quan đến chuyên môn.

Vì vậy, theo quy định của Luật Khám chữa bệnh mới, cần phải đào tạo trong thời gian 12 tháng tại cơ sở khám chữa bệnh để được cấp lại giấy phép hành nghề. "Hiện nay quy định về cấp giấy phép khám chữa bệnh khá rõ ràng. Sau khi hoàn thành hồ sơ cấp phép hành nghề sẽ được các đơn vị tiếp nhận, xử lý và cấp phép theo quy định", ông Khoa thông tin.

Một phó giáo sư, bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh và giảng dạy tại Trường đại học Y Dược TP.HCM cũng cho hay theo quy định, bác sĩ từng có giấy phép hành nghề nhưng không thực hiện hoặc gián đoạn khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong vòng hai năm thì phải thực hành lại tại một bệnh viện trong thời gian 12 tháng để được cấp giấy phép hành nghề.

Từng nhận giải Nhân tài đất Việt

Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967 tại tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Năm 1994, ông tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội. Năm 1996, ông đi tu nghiệp hai năm ngành tim mạch can thiệp tại ĐH Toulouse, Pháp. Năm 2005 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại ĐH Y Hà Nội và được phong học hàm phó giáo sư năm 2009.

Năm 2010, ông và đồng nghiệp Phạm Mạnh Hùng nhận giải nhất Nhân tài đất Việt lĩnh vực y dược cho Nhóm Điều trị bệnh tim mạch bằng phương pháp can thiệp động mạch vành qua đường ống thông.

Năm 2012 ông Tuấn được bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đến 2016 ông trở thành đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016 - 2021. Năm 2017 ông nhận học hàm giáo sư ngành y.

Năm 2020, ông trở lại Bệnh viện Bạch Mai và được bổ nhiệm làm giám đốc bệnh viện. Ngay trong ngày ông nhậm chức (18-3-2020), Bạch Mai phát hiện ca dương tính COVID-19 đầu tiên và sau đó bệnh viện phải phong tỏa trong một thời gian. Cuối năm 2021, ông Tuấn bị đình chỉ công tác và sau đó bị bắt do các sai phạm về đấu thầu thuốc trong thời kỳ làm giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Gặp cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn đang thực hành tại Bệnh viện Hữu NghịGặp cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn đang thực hành tại Bệnh viện Hữu Nghị

Từ khoa khám bệnh, GS Nguyễn Quang Tuấn rảo bước leo thang bộ lên tầng 4, khoa tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội). Hơn một tuần nay, những bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân đã quen với hình ảnh GS Tuấn khoác áo blouse đi đến từng buồng bệnh.

Link nội dung: https://vanhien.info/gsts-nguyen-quang-tuan-2-nam-qua-luc-nao-toi-cung-nghi-den-ngay-mac-ao-blouse-a2139.html