Thử thực phẩm ‘độc, lạ’ dịp Tết, coi chừng mề đay, dị ứng

Những ngày Tết, thường xuyên tiệc tùng, một trong những vấn đề thường gặp nhưng lại dễ bị coi nhẹ là bệnh mề đay do dị ứng thực phẩm, thuốc.

Thử thực phẩm ‘độc, lạ’ dịp Tết, coi chừng mề đay, dị ứng - Ảnh 1.

Bác sĩ Thành thăm khám cho bệnh nhân bị mề đay do dị ứng thực phẩm - Ảnh: BVCC

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Tiến Thành (thành viên Hội Da liễu Việt Nam) cho hay cứ vào dịp cận Tết, số ca bị mề đay đến thăm khám tăng cao đáng kể, thậm chí có những trường hợp cầu cứu bác sĩ ngày sát giao thừa.

Nguy cơ đến từ thực phẩm "độc, lạ" dịp cuối năm

Theo bác sĩ Thành, nổi Dị ứng thực phẩm gây tử vong đang gia tăng ở trẻ

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của mề đay bao gồm:

Phù mạch tại môi, mắt, lưỡi hoặc cổ họng, gây khó thở.

Đau bụng dữ dội, tiêu chảy hoặc nôn ói.

Hạ huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu…, đó là dấu hiệu của sốc phản vệ.

Thực phẩm ‘độc, lạ’ dịp Tết, coi chừng mày đay, dị ứng - Ảnh 2.
Thực phẩm ‘độc, lạ’ dịp Tết, coi chừng mày đay, dị ứng - Ảnh 3.

Bác sĩ Thành thăm khám cho bệnh nhân bị mày đay do dị ứng thực phẩm - Ảnh: BVCC

"Những ngày cận Tết, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều ca bệnh với các mức độ khác nhau, từ nhẹ như nổi mẩn ngứa toàn thân, đến nặng như khó thở, phù mạch. Thậm chí có năm có những trường hợp gọi điện cầu cứu vào đêm 30 Tết vì tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng", bác sĩ Thành chia sẻ.

Lời khuyên từ bác sĩ

Để hạn chế nguy cơ dị ứng thực phẩm trong những ngày cuối năm, bác sĩ Thành đưa ra một số khuyến cáo quan trọng:

1. Cẩn trọng với thực phẩm lạ

Hạn chế thử các món ăn "độc, lạ" hoặc các loại đặc sản không quen thuộc như đồ rừng, côn trùng, rượu ngâm. Nếu có tiền sử dị ứng, hãy tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm từng gây phản ứng trước đó.

2. Kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều các món giàu đạm, dầu mỡ, hoặc gia vị nặng trong một bữa tiệc. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong một bữa ăn cũng làm tăng nguy cơ nổi mày đay.

3. Nhận biết sớm dấu hiệu mày đay

Khi xuất hiện các dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát, cần dừng ngay các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Nếu có triệu chứng nặng hơn như khó thở, phù mạch, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Mang theo thuốc dự phòng

Người có cơ địa dị ứng nên chuẩn bị sẵn thuốc kháng histamin và thuốc chống dị ứng do bác sĩ chỉ định. Đây là cách xử lý ban đầu hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng nhẹ, đặc biệt trong trường hợp không thể đến bệnh viện ngay.

Thực phẩm ‘độc, lạ’ dịp Tết, coi chừng mề đay, dị ứng - Ảnh 4.Ám ảnh dị ứng thời tiết lúc giao mùa, xử trí thế nào?

Dị ứng thời tiết rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn ngứa... là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, sinh hoạt của người mắc.

Link nội dung: https://vanhien.info/thu-thuc-pham-doc-la-dip-tet-coi-chung-me-day-di-ung-a7175.html