Răng khôn bao gồm 4 chiếc răng mọc cuối cùng
Răng khôn như thế nào là bất thường?
Theo bác sĩ Bùi Việt Hùng - phó chủ nhiệm khoa răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,
Răng khôn mọc lệch, đâm vào răng kế bên - Ảnh: BVCC
- Răng mọc lệch hoặc ngầm: Nếu răng khôn mọc lệch, đâm vào răng kế bên, hoặc bị kẹt dưới nướu, chúng có thể gây đau, viêm nhiễm và hỏng răng kế cận.
- Viêm lợi hoặc nhiễm trùng: Răng khôn thường khó vệ sinh, dễ gây viêm lợi, sưng đau hoặc nhiễm trùng.
- Hình thành u nang hoặc tổn thương xương: Một số răng khôn không mọc thẳng có thể tạo u nang, làm tổn thương xương hàm hoặc các răng kế bên.
- Không đủ chỗ mọc: Nếu cung hàm không đủ chỗ, răng khôn mọc chen chúc có thể làm lệch răng khác hoặc gây đau nhức.
"Không nên nhổ bỏ răng khôn khi răng khôn mọc thẳng, không gây đau nhức hoặc chèn ép răng khác. Không có dấu hiệu viêm nhiễm, sâu răng, hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Bạn có thể vệ sinh răng khôn dễ dàng và thường xuyên", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Cũng theo chuyên gia này, lứa tuổi tốt nhất để nhổ răng khôn thường nằm trong khoảng 18-25 tuổi. Đây là thời điểm răng khôn đang trong giai đoạn hình thành hoàn chỉnh chân răng nhưng chưa phát triển hoàn toàn.
"Ở độ tuổi này, chân răng chưa bám sâu vào xương hàm, giúp quá trình nhổ răng dễ dàng hơn và giảm nguy cơ tổn thương xương.
Bên cạnh đó, ở người trẻ tuổi, khả năng lành thương nhanh hơn, ít biến chứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng so với người lớn tuổi. Nhổ răng sớm giúp tránh các vấn đề như răng khôn mọc lệch, chen chúc, sâu răng hoặc viêm nhiễm.
Xương hàm ở độ tuổi này còn tương đối mềm, giúp quá trình nhổ răng ít đau đớn và ít ảnh hưởng các cấu trúc xung quanh.
Đối với người trên 25 tuổi, việc nhổ răng vẫn có thể thực hiện nhưng thường phức tạp hơn. Chân răng đã phát triển hoàn chỉnh và bám chắc vào xương hàm, khiến việc nhổ khó khăn hơn và thời gian hồi phục lâu hơn", bác sĩ Hùng cho hay.
Link nội dung: https://vanhien.info/rang-khon-khi-nao-can-nho-nen-nho-o-tuoi-nao-a7352.html