Công dân tham gia lễ giao nhận quân tại quận Ba Đình, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Theo điều 6 Luật Nhập ngũ năm 1993 rồi xuất ngũ, có được tính bảo hiểm xã hội?ĐỌC NGAY
Bên cạnh đó, cha, mẹ quân nhân tại ngũ cũng sẽ được hưởng một số quyền lợi khác như hỗ trợ nhà ở khi có thiên tai, hỏa hoạn, trợ cấp khi đau ốm…
Điều này đã được quy định chi tiết tại điều 6 nghị định 27/2016/NĐ-CP và điều 3 nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Cụ thể, cha, mẹ có con trong thời gian tại ngũ sẽ được hỗ trợ nhà ở khi có thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp 3 triệu đồng/suất/lần.
Đặc biệt, cha, mẹ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1 lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên thì được trợ cấp ốm đau 500.000 đồng/người/lần.
Ngoài ra, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2 triệu đồng/người.
Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19-6-2015, quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 20-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025, hướng dẫn 4705/HD-BQP ngày 31-10-2024 của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, từ ngày 13 đến hết ngày 15-2, thanh niên trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025.
Link nội dung: https://vanhien.info/con-di-nghia-vu-thi-cha-me-co-duoc-tra-phi-tham-gia-bao-hiem-y-te-khong-a7406.html