Ăn cá biển 2-3 lần mỗi tuần là lựa chọn lý tưởng để bổ sung testosterone cho nam giới - Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, khoa nam học Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết
Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt... chứa vitamin C, K và chất chống oxy hóa, giúp giải độc gan, giảm estrogen dư thừa và cân bằng hormone testosterone - Ảnh minh họa
Tỏi và hành tây
Tỏi chứa allicin giúp giảm cortisol, hỗ trợ sản xuất testosterone. Hành tây giàu chất chống oxy hóa và lưu huỳnh, cải thiện tuần hoàn máu và bảo vệ tuyến tiền liệt.
Trái bơ
Bơ giàu chất béo không bão hòa, kali và vitamin E, giúp duy trì testosterone và cải thiện lưu thông máu. Kali giảm huyết áp và tăng cường chức năng tim mạch, hỗ trợ sức khỏe sinh lý.
Trái lựu
Lựu chứa chất chống oxy hóa cao, giảm viêm và cải thiện tuần hoàn máu. Nghiên cứu cho thấy uống nước ép lựu thường xuyên giúp tăng testosterone lên đến 24%.
Sô cô la đen
Sô cô la đen (tối thiểu 70% cacao) giàu magie và flavonoid, giúp giảm stress oxy hóa, cân bằng hormone và tăng cường tuần hoàn máu.
Bác sĩ lưu ý, kết hợp dinh dưỡng với luyện tập thể thao sẽ kích thích sản xuất testosterone tự nhiên. Hạn chế rượu bia, thuốc lá và duy trì cân nặng hợp lý để bảo vệ sức khỏe nội tiết. Ngủ đủ giấc cũng là yếu tố quan trọng để giữ hormone ổn định.
"Thực phẩm tự nhiên là cách an toàn và hiệu quả để hỗ trợ testosterone cho nam giới. Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học với lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường sinh lý và duy trì sự sung mãn. Nếu gặp vấn đề về chức năng sinh lý, nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn phù hợp", bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Chỉ số testosterone nmol/l ở ngưỡng bao nhiêu là bình thường?
Theo các chuyên gia về y tế, chỉ số testosterone nmol/l là đơn vị đo nồng độ hormone này trong máu, giúp đánh giá những vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe như:
Đánh giá sức khỏe sinh sản: Nồng độ testosterone thấp có thể liên quan đến các vấn đề về sinh sản như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng;
Đánh giá sức khỏe tổng quát: Testosterone ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể khác như mật độ xương, khối lượng cơ, tâm trạng và năng lượng;
Phát hiện các bệnh lý: Sự thay đổi bất thường của nồng độ testosterone có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như suy tuyến sinh dục, tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận hoặc các khối u.
Mức testosterone bình thường ở nam giới trưởng thành dao động từ 10-35 nmol/l. Tuy nhiên, các giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân khác, như độ tuổi, lối sống, sức khỏe và tiền sử dùng thuốc men.
Link nội dung: https://vanhien.info/testosterone-cuc-ky-quan-trong-voi-phai-manh-an-gi-de-bo-sung-a7418.html