Nhiều loại rau, trái giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng đề kháng cho cơ thể - Ảnh: AN PHÚ
Cúm mùa thường gặp, dễ lây lan vào thời điểm giao mùa đông - xuân do khí hậu ẩm, thời tiết thất thường và tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài tiêm vắc xin và kiểm soát bệnh mạn tính, y học cổ truyền có nhiều phương pháp phòng và hỗ trợ điều trị an toàn, đặc biệt thông qua
Súp lơ xanh thích hợp bổ sung vào mâm cơm ngày giao mùa - Ảnh: AN PHÚ
Ngoài thực phẩm, các loại trà như trà gừng, trà tía tô, trà hoa cúc cũng có tác dụng giải cảm, giữ ấm cơ thể.
Ngược lại, cần hạn chế đồ ăn, thức uống lạnh, thực phẩm sống, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh, vì có thể gây tổn thương tì vị, làm giảm đề kháng. Đặc biệt, thức ăn cứng có thể khiến cổ họng đau rát hơn khi bị cúm.
Bác sĩ Hiếu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ vận động. Tập thể dục đều đặn giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Giữ ấm cơ thể, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, vệ sinh cá nhân và đeo khẩu trang khi cần thiết cũng là những biện pháp quan trọng để phòng tránh cúm mùa.
"Các biện pháp trên chỉ mang tính chất phòng ngừa và hỗ trợ. Khi có triệu chứng cúm, cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Việc sử dụng bài thuốc y học cổ truyền cần có sự tư vấn của chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả", bác sĩ Hiếu lưu ý.
Link nội dung: https://vanhien.info/nhung-thuc-pham-giup-phong-tranh-cum-hieu-qua-it-nguoi-biet-a7490.html