Bún bò bán trên vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Điều này dấy lên sự lo ngại về ngộ độc thực phẩm, nhất là sau một số vụ ngộ độc bánh mì "nổi đình nổi đám" vừa qua. Vậy việc quản lý nguồn thực phẩm này thế nào?
Hàng quán thức ăn đường phố bao la, người mua cũng ít "căn ke"
Bước chân ra đường, ai cũng có thể thấy tại nhiều khu chợ truyền thống, cổng trường học, vỉa hè, cổng bệnh viện... không khó để tìm mua các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, bày bán bắt mắt từ gánh hàng rong hay hàng quán ngồi bệt vỉa hè như bánh mì, cơm cuộn sushi, bún thịt nướng, chân gà, cánh gà...
Những nơi này chủ yếu chế biến thức ăn luôn trên xe đẩy di động để người mua mang đi, ngồi bệt vỉa hè hoặc chế biến sẵn từ nhà... Khách hàng của những hàng quán này rất đa dạng, từ người đi làm, học sinh, sinh viên đến cả bệnh nhân đang điều trị.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), những thực phẩm này thường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Người mua đa số đều là khách vãng lai, không phải ngày nào cũng mua nên người bán hàng có tâm lý bán một lần là xong, không cần giữ khách. Người mua cũng không quá "căn ke" các điều kiện vệ sinh khó nhìn thấy ngay.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Khánh Phong Lan - giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM - cho biết toàn thành phố hiện nay có 15.400 điểm
Tiệm bánh mì Cô Băng, nơi bán bánh mì khiến hơn 500 người nhập viện điều trị - Ảnh: A.B.
Chiều 7-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Võ Thị Ngọc Lắm, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, xác nhận trong đa số các mẫu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì Cô Băng, mẫu bệnh phẩm, mẫu phân... lấy từ các bệnh nhân có tỉ lệ nhiễm khuẩn Salmonella cao. Ngoài ra, một số mẫu nhiễm khuẩn E.coli và một số nhiễm khuẩn Salmonella.
Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 6-5, toàn tỉnh có 547 bệnh nhân vào viện theo dõi và điều trị. Trong đó có gần 400 trường hợp đã xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà. Đối với bệnh nhi tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, đã có nhiều phản xạ tự nhiên hơn. Các ca bệnh nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Sau vụ hơn 500 người ngộ độc thực phẩm, ông Tăng Quốc Lập, phó chủ tịch UBND TP Long Khánh (Đồng Nai), cho hay sẽ tăng cường biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, giỗ đông người trên địa bàn.
Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp.
Đồng thời, thông tin công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng...
Ông Lập cho biết có 10 nhóm đối tượng không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trong đó có bán hàng rong. Về mặt quản lý, TP sẽ giao trách nhiệm cho các phường, xã quản lý các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ, hàng rong trên địa bàn. Theo đó, các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ sẽ ký cam kết với phường trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Về vụ việc ngộ độc sau ăn bánh mì, ông Lập thừa nhận các nơi quản lý còn lỏng lẻo. Sau sự việc này, TP sẽ đẩy mạnh công tác chấn chỉnh, tuyên truyền, tổ chức hội nghị chuyên đề để triển khai.
Ngoài ra, TP đang chỉ đạo chủ tịch UBND các phường xã ký quy chế phối hợp với các trường học trên địa bàn về việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm trước cổng trường.
Link nội dung: https://vanhien.info/thuc-an-duong-pho-quan-ly-the-nao-a754.html