Thực phẩm chức năng 'dỏm' tự ra thị trường, người dân 'lãnh đủ' mới xử lý?

Một số loại thực phẩm chức năng không cần kiểm soát chất lượng trước khi sản xuất, lưu thông đã khiến người dùng tổn thương não, suy gan, suy thận… Dù sau đó các sản phẩm bị thu hồi thì người tiêu dùng cũng đã lãnh đủ.

thực phẩm chức năng - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng phát hiện nhóm sản xuất thực phẩm chức năng giả tại Hà Nội - Ảnh: TRẦN TÂM

Dễ dàng sản xuất, người dùng lãnh đủ

Thời gian qua, không ít vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng "không biết tin vào đâu" khi mua các sản phẩm trên thị trường.

Mới đây, tại tỉnh Phú Thọ, người phụ nữ 67 tuổi sau nhiều ngày tham dự một hội thảo đã mua 20 lọ Từ vụ kẹo rau củ Kera, người dân có thể tự đem sản phẩm kiểm định nếu nghi ngờ về chất lượng?

Bên cạnh đó, quy định "ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức/cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm" dẫn đến tình trạng khi phát hiện sản phẩm công bố không đúng quy định thì sản phẩm đã được tiêu thụ trên thị trường.

Phương thức chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để thực hiện không đúng quy định, không gửi hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý, công bố không đúng, không đầy đủ.

Thuận lợi về mặt hành chính cho doanh nghiệp thế nhưng hiện nay quy định này đã phát sinh nhiều bất cập. Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định 15, Luật An toàn thực phẩm để quản lý chặt chẽ hơn về an toàn thực phẩm hiện nay.

Hàng ngàn cơ sở bị xử phạt, hàng ngàn vụ vi phạm pháp luật được phát hiện

Trong thời gian qua, việc quản lý chất lượng các sản phẩm này tập trung khâu hậu kiểm. Từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã xử phạt 87 cơ sở với số tiền 16,8 tỉ đồng; tại địa phương xử phạt 20.881 cơ sở với số tiền phạt 123,8 tỉ đồng liên quan đến thực phẩm chức năng...

Các vi phạm chủ yếu bao gồm quảng cáo sai sự thật, vi phạm về nhãn mác và chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Một số vụ việc nghiêm trọng liên quan đến buôn bán sản phẩm có chất cấm và hàng giả đã được chuyển sang cơ quan công an để xử lý theo pháp luật.

Năm 2024, Bộ Công an phát hiện, xử lý 8.959 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nói chung với 8.978 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Khởi tố 62 vụ, 97 bị can, trong đó tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm 43 vụ, chiếm 69,3%.

Thực phẩm chức năng ‘dỏm’ tự ra thị trường, người dân 'lãnh đủ' mới xử lý? - Ảnh 2.Quảng cáo thực phẩm chức năng 'nổ' vô tội vạ, tội nghiệp cho người dân

Bộ Y tế vừa cảnh báo nóng đến người dân trước tình trạng quảng cáo "nổ", sai sự thật về thực phẩm chức năng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://vanhien.info/thuc-pham-chuc-nang-dom-tu-ra-thi-truong-nguoi-dan-lanh-du-moi-xu-ly-a8785.html