Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - phát biểu tại buổi giám sát - Ảnh: BÙI NHI
Ngày 15-4, Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND TP.HCM đã có buổi giám sát về chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả
Nhân viên y tế tại TP.HCM hỗ trợ người bệnh trong thăm khám và điều trị - Ảnh: THU HIẾN
Vẫn còn tình trạng thiếu thiết bị y tế
Theo bác sĩ Nam, kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025, lĩnh vực y tế tại TP có 35 dự án được HĐND TP phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư là hơn 13.000 tỉ đồng.
Về trang thiết bị, bác sĩ Nam cho biết thêm do tình trạng quá tải của một số bệnh viện công lập dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị y tế và xuống cấp, ảnh hưởng đến khám, chữa bệnh. Trước tình hình đó, một số đơn vị đã triển khai liên kết công - tư trong sử dụng trang thiết bị (đặt máy của các đơn vị tư nhân).
Tính đến năm 2018 có 109 đề án thực hiện hình thức lắp đặt trang thiết bị, bệnh viện tổ chức cung cấp dịch vụ với tổng giá trị là 1.100 tỉ đồng, vốn đối tác là 997 tỉ đồng.
Ưu điểm của hình thức này là cung ứng trang thiết bị rất nhanh và vẫn được bảo hiểm y tế chi trả, giảm tải gánh nặng cho ngân sách, cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại.
Thế nhưng từ năm 2018 đến nay các đơn vị không triển khai hình thức xã hội hóa này do nhiều pháp lý ràng buộc như: chưa có văn bản hướng dẫn về hình thức liên doanh, liên kết, phương án tài chính…
Do vậy, Sở Y tế đã khuyến khích các đơn vị tự đi vay (nhất là vay kích cầu) để giảm chi phí cho người bệnh vì không phải gánh lãi suất sinh lời từ nhà đầu tư và các chỉ định thực hiện dịch vụ không cần thiết.
Sở Y tế kiến nghị Trung ương, Chính phủ cần hoàn thiện và ổn định các chính sách như: chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi giao hoặc cho thuê đất, chế định hợp tác công - tư… để thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào y tế.
Phân loại dự án, mạnh dạn kêu gọi nhà đầu tư
Kết luận tại buổi họp, ông Cao Thanh Bình, trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP.HCM, ghi nhận kiến nghị, đề xuất của Sở Y tế. Ông Bình cho biết nhiều nhà đầu tư rất muốn tham gia vào các dự án của ngành y tế.
Theo đó, ngành cần nghiên cứu và đánh giá, từ đó phân loại các dự án để mạnh dạn kêu gọi đầu tư, hướng đến chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân, cũng như khẳng định vị thế, vai trò ngành y tế của TP.HCM.
"Hiện nay có rất nhiều du khách đến TP.HCM du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh. Đây là cơ hội rất lớn để ngành y tế khai thác, phát triển", ông Bình nhấn mạnh.
Link nội dung: https://vanhien.info/tphcm-co-hon-600-nhan-vien-y-te-nghi-viec-trong-nam-2024-a8928.html