Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn tra cứu sản phẩm bảo vệ sức khỏe, phát hiện hàng giả, hàng lậu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

tra cứu - Ảnh 1.

Thông tin mã số thuế, số giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều "đang cập nhật"

Tìm qua hệ thống tra cứu, phát hiện ngay nếu tra mãi không ra

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đăng tải hướng dẫn lưu ý trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó có hướng dẫn tra cứu thông tin sản phẩm trên các website của Bộ Y tế.

Thực phẩm

Một sản phẩm tại nhà thuốc uy tín đã được cấp giấy số đăng ký nhưng cũng không tra được thông tin

Trong mục thông tin sản phẩm ngoài tên công ty, số đăng ký, tên sản phẩm thì các thông tin như mã số thuế, số giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều ở trạng thái "đang cập nhật".

Thử tra cứu một sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang được bán tại chuỗi nhà thuốc có uy tín, dù đã điền cả thông tin công ty, số tiếp nhận đăng ký… nhưng đều không nhận được thông tin về sản phẩm.

Bên cạnh đó, người dân hiện nay chưa thường xuyên thực hiện tra cứu thông tin trên dịch vụ công nên việc tra cứu càng không dễ dàng.

Đọc kỹ nhãn dán

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng hướng dẫn người dân kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu) đảm bảo có đầy đủ các thông tin:

- Tên sản phẩm;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

- Thành phần, thành phần định lượng;

- Định lượng;

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

- Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

- Ghi cụm từ: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe";

- Ghi cụm từ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

- Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).

- Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.

Về dấu hiệu nhận biết quảng cáo vi phạm quy định, Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn người tiêu dùng khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý tất cả thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thể thay thế thuốc điều trị bệnh.

Những quảng cáo như uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" là những nội dung quảng cáo vi phạm.

Người dân tuyệt đối không nghe theo quảng cáo để mua và sử dụng.

Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn tra cứu sản phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng tra mãi không ra? - Ảnh 2.Bộ Y tế: Bác sĩ, dược sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Chiều 17-4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát đi thông báo đề nghị các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://vanhien.info/cuc-an-toan-thuc-pham-huong-dan-tra-cuu-san-pham-bao-ve-suc-khoe-phat-hien-hang-gia-hang-lau-a9053.html