Lý do người trẻ hay bị đau cổ vai gáy

Đau vai gáy là bệnh thường gặp, phổ biến ở lứa tuổi trung niên nhưng đang có xu hướng trẻ hoá trong thời gian gần đây.

Giới văn phòng thường gặp bệnh lý đau cổ vai gáy. Ảnh: Pexels.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết đau vai gáy là một bệnh có triệu chứng đau ở vùng vai và cổ gáy, đau có thể lên đầu hay xuống cánh tay. Người bệnh có thể đau đau một bên hoặc hai bên, hạn chế các động tác của vùng vai gáy như vận động cổ, vận động khớp vai.

Đây là bệnh phổ biến trên lâm sàng, có thể khởi phát đột ngột hay từ từ, xuất hiện khi sai tư thế của cột sống cổ, khi thay đổi thời tiết hoặc xuất hiện kín đáo, thường kèm với co cứng cơ, hạn chế vận động. Có nhiều nguyên nhân gây đau vai gáy, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ.

Theo thống kê, 2/3 dân số bị đau vai gáy ít nhất một lần trong cuộc đời, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở tuổi trung niên. Người ta ước tính rằng 22- 70 % dân số Mỹ sẽ bị đau cổ vai gáy trong đời. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi và gần 37 % số người bị đau cổ vai gáy kéo dài hơn 12 tháng. Gần 25 % bệnh nhân đến khám tại các phòng khám vật lý trị liệu ngoại trú về tình trạng đau cổ vai gáy.

Bệnh tuy ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng mang tính chất dai dẳng, dễ tái phát, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, suy giảm khả năng học tập, lao động, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, điều trị và điều trị dự phòng bệnh lý này đang ngày càng được quan tâm tại các cơ sở y tế, là yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội nhằm nhanh chóng giải phóng người bệnh khỏi tình trạng đau, tránh kéo dài trở thành đau mạn tính, trả người bệnh về với công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, nằm ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi. Người hay nằm nghiên, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Ngồi trước quạt, máy lạnh lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm ban đêm... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau vai gáy.

Theo bác sĩ Vũ, thông thường từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ vai gáy nhất. Tuy nhiên, căn bệnh này đang trẻ hoá, thường gặp ở giới văn phòng.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Link nội dung: https://vanhien.info/ly-do-nguoi-tre-hay-bi-dau-co-vai-gay-a9054.html