Mỡ máu cao hay còn gọi rối loạn lipid máu là tình trạng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Với chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ít vận động và căng thẳng kéo dài, không ít người rơi vào tình trạng rối loạn mỡ máu mà không hề hay biết.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Hoa, khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, lipid là một phần không thể thiếu trong cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng màng tế bào, sản xuất hormone, dự trữ năng lượng và giúp các tế bào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi lượng lipid trong máu tăng quá mức, cơ thể có thể đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe.
Lipid máu là gì và vì sao cơ thể cần nó?
Theo bác sĩ Bùi Thị Hoa, lipid là thành phần thiết yếu trong màng tế bào, đóng vai trò như "người quản gia" điều hành nhiều hoạt động sống:
Giữ cho tế bào ổn định và nguyên vẹn.Giúp chia ngăn bên trong tế bào, tạo ra các cơ quan riêng biệt.Là nguyên liệu để tổng hợp hormone và axit mật.Truyền tín hiệu giữa và trong tế bào.Là nguồn cung và dự trữ năng lượng chính, đặc biệt là triglyceride trong mô mỡ.Trong máu, lipid tồn tại dưới ba dạng chính: phospholipid, cholesterol và triglyceride. Chúng di chuyển trong máu nhờ "xe vận chuyển" là các lipoprotein, bao gồm: Chylomicron (vận chuyển triglyceride từ ruột); VLDL (vận chuyển triglyceride nội sinh từ gan); LDL (đưa cholesterol từ gan đến các tổ chức - thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch); HDL (gom cholesterol dư thừa từ mô và trả lại gan, tác dụng bảo vệ thành mạch).
"Khi hệ thống vận chuyển này bị rối loạn, lipid máu tăng cao một cách bất thường, từ đó sinh ra rối loạn lipid máu", bác sĩ Hoa nói.
![]() |
Nhiều người chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đã gặp biến chứng. Ảnh: Freepik. |
Rối loạn lipid máu thường bao gồm các tình trạng:
Tăng cholesterolTăng triglycerideTăng LDL-C (cholesterol xấu)Giảm HDL-C (cholesterol tốt)Tình trạng này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp và thường đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ hoặc béo phì.
Các dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao
Theo bác sĩ Hoa, điều đặc biệt ở rối loạn lipid máu là bệnh có thể âm thầm diễn tiến trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đã gặp biến chứng.
Tuy nhiên, vẫn có một sốdấu hiệu ngoài da và trong cơ thể mà bạn có thể để ý.
Biểu hiện bên ngoài:
Cung giác mạc quanh mống mắt: vòng trắng hoặc xám quanh tròng đen.Ban vàng quanh mí mắt: những mảng vàng nhạt xuất hiện ở mí mắt.U vàng ở gân: thường thấy ở gân achilles, các ngón tay hoặc khớp.U vàng dưới da: nổi rõ ở khuỷu tay, đầu gối, xương chày.Ban vàng lòng bàn tay: ở các nếp gấp ngón tay hoặc trong lòng bàn tay.Biểu hiện bên trong cơ thể:
Gan nhiễm mỡNhiễm lipid võng mạcViêm tụy cấpXơ vữa động mạchMỡ máu cao không gây đau hay sốt, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Việc chủ động lắng nghe cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ là chìa khóa giúp bạn giữ gìn trái tim và cơ thể khỏe mạnh.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.
Link nội dung: https://vanhien.info/nhung-dau-hieu-am-tham-cua-mo-mau-cao-khong-nen-bo-qua-a9120.html