Sản phẩm Detox Táo giảm cân chứa chất cấm đã bị thu hồi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tổn thương não vì giảm cân
Sau sinh, nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng tích mỡ ở bụng, đùi, lưng, khiến vóc dáng thay đổi, tâm lý tự ti. Thiếu thời gian tập luyện, ăn uống chưa hợp lý, nhiều người tìm đến thực phẩm hỗ trợ giảm cân như "cứu cánh" giúp lấy lại dáng nhanh chóng.
Trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những sản phẩm được gắn mác "detox", "giảm cân nhanh", "giảm mỡ bụng trong 7 ngày"… được bán tràn lan, đi kèm cam kết không cần ăn kiêng, không cần tập luyện.
Tuy nhiên ẩn sau những lời quảng cáo có cánh là những nguy cơ sức khỏe rất thật. Thời gian qua, Trung tâm Chống độc -
Sản phẩm giảm cân "7 ngày giảm 7kg" được xác định có chất cấm - Ảnh: BVCC
Những chất cấm ẩn sau công dụng thần kỳ
Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, sibutramine từng được sử dụng như thuốc điều trị béo phì.
Sau nhiều trường hợp ngộ độc và tử vong do dùng thuốc giảm cân chứa hoạt chất này, nhiều nước trên thế giới đã cấm lưu hành, trong đó có Việt Nam từ năm 2010.
"Sibutramine có cấu trúc gần giống ma túy amphetamine, gây ức chế cảm giác thèm ăn nhưng đồng thời làm tăng nguy cơ co giật, tổn thương não, đột quỵ, rối loạn tim mạch", bác sĩ Nguyên cảnh báo.
Ngoài sibutramine, phenolphtalein cũng là một chất cấm từng phát hiện trong sản phẩm giảm cân tại Việt Nam như Cafe Hoàng Gia, Feo Dứa, Mộc Slim… Chất này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận, thậm chí có nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài.
Mặc dù đã có quy định chặt chẽ, song các sản phẩm chứa sibutramine vẫn dễ dàng mua được trên mạng với nhiều tên gọi khác nhau như kẹo giảm cân, trà giảm cân, cafe detox…
Theo Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần cảnh giác với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có số công bố sản phẩm, đặc biệt là những loại cam kết giảm cân cấp tốc.
Giảm cân đúng cách cần kiên trì và khoa học
Các bác sĩ khuyến cáo giảm cân cần có lộ trình, sự kiên nhẫn và phương pháp khoa học. Việc sử dụng thuốc điều trị béo phì chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, có chỉ định của bác sĩ.
Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị béo phì, trong đó nhấn mạnh việc điều trị cần được cá nhân hóa, theo dõi lâu dài như với bệnh mạn tính.
"Thực phẩm chức năng không phải thuốc chữa bệnh. Người dân tuyệt đối không nên tự ý mua uống theo lời quảng cáo. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chính xác, an toàn và hiệu quả", bác sĩ Nguyễn Huy Tiến, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cảnh báo.
Link nội dung: https://vanhien.info/mua-phai-san-pham-giam-can-chua-chat-cam-nguy-hai-the-nao-a9840.html