5 dưỡng chất thiết yếu với trẻ nhỏ nhưng thường bị ‘bỏ quên’

Nhiều dưỡng chất tuy ít được nhắc đến nhưng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời.

Khi nói về dinh dưỡng cho trẻ, nhiều phụ huynh thường chú trọng bổ sung dưỡng chất quen thuộc như DHA, canxi hay vitamin D. Tuy nhiên, nhiều vi chất dù ít được nhắc đến lại là “mắt xích” quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ - từ sức khỏe thể chất, não bộ đến hệ miễn dịch.

Choline

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi mới ra đời, não của trẻ có đến 14 tỷ tế bào thần kinh như người lớn. Tuy nhiên phải đến khoảng 8 tuổi, não trẻ mới hoàn tất quá trình biệt hóa - tức là mỗi tế bào thần kinh được “lập trình” để đảm nhận chức năng chuyên biệt. Trong suốt quá trình phát triển, não bộ không ngừng gia tăng cả trọng lượng lẫn chức năng, cần nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu để hoàn thiện.

Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của hệ thần kinh là quá trình myelin hóa - tạo lớp vỏ cách điện quanh sợi trục thần kinh, giúp dẫn truyền xung động nhanh và chính xác hơn. Choline là dưỡng chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình này.

Theo đó, choline là tiền chất của acetylcholine - chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu cho hoạt động học hỏi, ghi nhớ và tập trung. Bên cạnh đó, choline còn tham gia vào chuyển hóa lipid, hỗ trợ vận chuyển chất béo ra khỏi gan.

Nutifood anh 1

Trứng, sữa… chứa dồi dào choline, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Cơ thể trẻ có thể tổng hợp lượng nhỏ choline, nhưng phần lớn cần được bổ sung từ thực phẩm như trứng, thịt (gan, thịt bò, thịt gà), các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu lăng), bông cải xanh, súp lơ trắng, cá (cá thu), bơ đậu phộng và sản phẩm từ sữa.

Inositol (vitamin B8)

Dù được gọi là vitamin B8, inositol vốn không phải vitamin mà là hợp chất dạng đường, tồn tại dưới dạng các đồng phân. Inositol giúp điều hòa hoạt động của insulin - hormone kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ vấn đề chuyển hóa. Inositol cũng ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, góp phần hỗ trợ chức năng não bộ và tâm trạng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) năm 2023, myo-inositol (đồng phân phổ biến nhất và cũng là dạng hoạt động sinh học quan trọng nhất của inositol trong cơ thể) có hàm lượng cao trong sữa mẹ giai đoạn đầu sau sinh.

Nghiên cứu này phát hiện myo-inositol thúc đẩy sự hình thành kết nối thần kinh (synapse) ở trẻ sơ sinh, đặc biệt giai đoạn não bộ phát triển nhanh. Ngoài sữa mẹ, inositol xuất hiện trong các loại thực phẩm như trái cây, đậu, ngũ cốc và các loại hạt. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm này trong thực đơn để con hấp thu đủ lượng inositol cần thiết.

Lactoferrin

Lactoferrin là glycoprotein có nhiều trong sữa mẹ (đặc biệt là sữa non), đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Cơ chế hoạt động của lactoferrin là “giành sắt” - nguồn dinh dưỡng thiết yếu để vi khuẩn sinh sôi, qua đó ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, lactoferrin còn kích hoạt đại thực bào để tăng cường khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hệ miễn dịch nội sinh, đồng thời hỗ trợ kháng thể hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống lại tác nhân gây bệnh.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy lactoferrin thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như lactobacillus và bifidobacterium, đồng thời ức chế vi khuẩn có hại, tạo điều kiện cho hệ vi sinh phát triển khỏe mạnh - yếu tố nền tảng để xây dựng hệ miễn dịch đường ruột.

Đáng nói, lactoferrin khi kết hợp kháng thể IgG trong sữa non sẽ tạo thành cơ chế tác động hiệp lực, giúp tăng hiệu quả đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh. Hiện nay, nhiều dòng sữa công thức bổ sung lactoferrin kết hợp sữa non nhằm tăng hiệu quả đề kháng, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 tuổi, góp phần củng cố hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

Nutifood anh 2

Nhiều loại sữa công thức có bổ sung lactoferrin và sữa non để tăng hiệu quả đề kháng.

Taurine

Taurine đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do các gốc tự do. Đặc biệt, taurine hỗ trợ sự phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh. Đây là axit amin phong phú nhất trong võng mạc. Thiếu hụt taurine có thể dẫn đến thoái hóa tế bào thần kinh võng mạc, đặc biệt là tế bào hạch võng mạc (RGCs).

Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, hàm lượng taurine được tìm thấy khá dồi dào. Ngoài ra, taurine có nồng độ cao trong mô cơ thể, trên võng mạc, bạch cầu. Để bổ sung cho con, cha mẹ có thể thêm nguồn thực phẩm giàu taurine như hải sản (cá, tôm, mực, cua), thịt đỏ (bò, lợn, gà), sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng… vào thực đơn.

Lutein

Lutein là carotenoid được tìm thấy với hàm lượng cao trong điểm vàng của mắt và não bộ. Với trẻ nhỏ, lutein đóng vai trò như “lá chắn sinh học” giúp bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của ánh sáng xanh, hỗ trợ phát triển thị lực, đồng thời tham gia vào cấu trúc và chức năng não bộ trong giai đoạn vàng phát triển.

Cơ thể người không thể tự tổng hợp lutein, do đó trẻ cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Một số nguồn lutein tự nhiên giàu dinh dưỡng là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh; trứng gà, đặc biệt lòng đỏ trứng; ngô vàng; bí đỏ…

Nutifood anh 3

Nguồn lutein tự nhiên giàu dinh dưỡng đến từ rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn…

Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin với công thức được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI hỗ trợ Đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt. Công thức phức hợp tăng đề kháng là sự kết hợp sữa non 24h chứa kháng thể IgG, tăng cường với lactoferrin và 2'-FL HMO - FOS giúp giảm vấn đề về hô hấp và tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường hiệu quả đề kháng cho bé phát triển khỏe mạnh.

Độc giả xem thêm về sản phẩm tại đây.

Link nội dung: https://vanhien.info/5-duong-chat-thiet-yeu-voi-tre-nho-nhung-thuong-bi-bo-quen-a9874.html