Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ nhập viện vì ngộ độc

12/04/2025 12:07

Người phụ nữ 56 tuổi, nhập viện trong tình trạng tê bì môi và chân tay, tụt huyết áp, đau bụng... sau khi ăn một lượng lớn củ ấu tàu thay cơm.

    ngộ độc - Ảnh 1.

    Hình ảnh củ ấu tàu - Ảnh: BVCC

    Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ nhập viện vì ngộ độc - Ảnh 2.Nguy cơ ngộ độc do sử dụng côn trùng làm thức ănĐỌC NGAY

    Củ ấu tàu (còn gọi là củ gấu tàu, xuyên ô, thảo ô) là một loại dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, nhưng lại chứa aconitin - một chất độc cực mạnh. 

    Trong Đông y, củ ấu tàu dùng làm rượu thuốc để xoa bóp, chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi xương khớp.

    Nhiều trường hợp người dân đi du lịch, tham quan... được giới thiệu củ ấu tàu làm đặc sản, thuốc chữa bách bệnh, mang về nhà dùng. 

    Dùng sai cách hoặc quá liều, aconitin có thể gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc tim và tử vong. Việc tự chế biến hoặc sử dụng theo truyền miệng (ngâm rượu, nấu cháo, sắc thuốc…) mà không có hiểu biết rõ ràng về liều lượng và cách khử độc là vô cùng rủi ro.

    Trước khi sử dụng các vị thuốc dân gian, cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế. Không phải tất cả các thảo dược đều an toàn - một số loại chỉ có thể dùng khi đã được xử lý đúng cách và đúng liều. 

    Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ, hoặc cán bộ y tế có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào.

    Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc

    Các dấu hiệu như buồn nôn, chóng mặt, tê bì chân tay, đau bụng, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở hoặc tụt huyết áp là những biểu hiện nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời.

    Không nên cố chờ đợi hay tự điều trị tại nhà vì bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và nặng lên trong vài giờ.

    Bên cạnh đó, do ngộ độc thảo dược có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốc phản vệ, vì vậy bác sĩ Hà Anh khuyến cáo nhân viên y tế cũng cần chú ý. Với ngộ độc thảo dược khi tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, tê bì, buồn nôn sau ăn uống. Không chỉ nghĩ đến sốc phản vệ, cần đưa ngộ độc thực vật (đặc biệt do củ ấu tàu) vào chẩn đoán phân biệt.

    Hỏi kỹ về tiền sử ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng các loại thuốc nam, rượu ngâm, hoặc món ăn lạ trong vòng 24–48 giờ. Để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ nhập viện vì ngộ độc - Ảnh 3.Cảnh giác ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

    Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi, đặc biệt khi nguyên liệu không được chế biến, bảo quản an toàn, có thể gây vụ ngộ độc lớn.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề