
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không mua thuốc kê đơn trên các trang mạng xã hội - Ảnh minh họa: NGUYỄN HIỀN
Ngày 21-4, Sữa giả, giá độc và còn gì nữa?
22/04/2025 00:10
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không mua thuốc kê đơn trên các trang mạng xã hội - Ảnh minh họa: NGUYỄN HIỀN
Ngày 21-4, Sữa giả, giá độc và còn gì nữa?
Phát hiện và ngăn chặn việc mua, bán thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt tại những nơi không đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
Cục cũng đề nghị các địa phương tăng cường thông tin, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn các quy định pháp luật về lĩnh vực dược, các nguyên tắc tiêu chuẩn "Thực hành tốt".
Trong đó yêu cầu cơ sở kinh doanh dược chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát xuất xứ của thuốc, chất lượng thuốc, hạn dùng của thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường; tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ pháp lý của nhà cung cấp, khách hàng, thực hiện chỉ mua, bán thuốc cho các cơ sở kinh doanh dược có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi kinh doanh phù hợp, cập nhật văn bản các quy định về việc mua bán thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin đến người dân chỉ mua thuốc của các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, thuốc có đầy đủ thông tin, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ; tránh mua thuốc theo các thông tin không chính xác trên trang mạng xã hội.
Làm gì để tránh mua phải thuốc giả?
1. Mua thuốc tại nơi uy tín: Chỉ mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc được cấp phép, có uy tín và địa chỉ rõ ràng. Không mua từ nguồn không rõ ràng như chợ, hàng rong hoặc qua các trang mạng xã hội, livestream...
2. Kiểm tra bao bì và thông tin trên vỏ thuốc:
- Bao bì phải nguyên vẹn, không rách, mờ hoặc có dấu hiệu bị chỉnh sửa.
- Kiểm tra các thông tin như: tên thuốc, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số đăng ký, tên nhà sản xuất. Các thông tin này phải rõ ràng, không tẩy xóa.
- So sánh với bao bì chính hãng (nếu có) để phát hiện sự khác biệt về màu sắc, chữ in, hoặc logo.
- Quan sát màu sắc, kích thước, ký hiệu trên viên thuốc, hộp thuốc. Nếu có sự khác biệt so với lần sử dụng trước hoặc so với mô tả chính hãng, không nên sử dụng.
- Sử dụng ứng dụng quét mã vạch/mã QR để kiểm tra thông tin sản phẩm (trường hợp có in mã vạch/mã QR trên vỏ hộp). Nếu mã không quét được hoặc thông tin không khớp, hãy nghi ngờ.
3. Yêu cầu hóa đơn và chứng từ: Khi mua thuốc, yêu cầu hóa đơn mua hàng để đảm bảo nguồn gốc. Hóa đơn cũng là cơ sở để khiếu nại nếu phát hiện thuốc giả.
4. Chú ý giá cả bất thường: Thuốc giả thường được bán với giá rẻ bất thường để thu hút người mua. Nếu giá quá thấp so với thị trường, cần cẩn trọng.
5. Tìm hiểu thông tin từ nguồn chính thức:
- Tra cứu thông tin thuốc trên website của Cục Quản lý dược (dav.gov.vn) hoặc các trang web uy tín của nhà sản xuất.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi mua. Đối với thuốc kê đơn, chỉ mua thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.