Cúm mùa biến chứng sang viêm não, năm qua đã có 8 bệnh nhân cúm tử vong

08/02/2025 18:06

Các bệnh viện lớn ở miền Bắc thời điểm này đang ghi nhận nhiều ca mắc cúm mùa biến chứng nặng. Năm 2024 ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm, 8 ca tử vong.

    Cúm mùa biến chứng sang viêm não, nhiều ca chuyển nặng - Ảnh 1.

    Bệnh nhân cúm mùa là phụ nữ mang thai đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: BVCC

    Bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp là viêm phổi, viêm não. Trong đó có một số bệnh nhân mắc

    Bệnh nhi mắc cúm điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh: BVCC

    Cúm không phải bệnh xoàng

    GS.TS Nguyễn Gia Bình - chủ tịch Hội Hồi sức, Cấp cứu và Chống độc Việt Nam - cho biết: Cộng đồng cần phân biệt rõ triệu chứng cảm lạnh và bệnh cúm. Cảm lạnh là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi qua loa vài ngày tự khỏi, còn cúm là một bệnh do tác nhân là vi rút cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở... và có thể gây biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị.

    Thuốc kháng vi rút điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp điều trị giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

    Bệnh cúm mùa đã có từ rất lâu ở hầu hết các nơi trên thế giới, thường gây ra bởi vi rút cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Thế giới đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm với hàng trăm triệu người mắc và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

    Trong năm 2024 và tính đến thời điểm hiện nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho hàng ngàn ca bệnh cúm mùa, trong đó có nhiều trường hợp nặng và phải thở máy. Năm 2024, cả nước ghi nhận 289.214 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong.

    Theo nghiên cứu của Trung tâm Cúm quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trong những năm gần gây, Việt Nam chủ yếu vẫn ghi nhận 3 chủng cúm mùa lưu hành là A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, không ghi nhận sự gia tăng độc lực hay sự thay đổi đột biến nào từ các chủng cúm mùa này.

    Việc thành lập và duy trì các đơn vị chuyên nghiên cứu về cúm ở một số viện đầu ngành cho thấy cúm là mối đe dọa thường trực với sức khỏe con người mà chúng ta không thể chủ quan.

    Các chuyên gia dịch tễ cũng khẳng định: Cúm mùa thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Vậy nên người dân không nên quá hoang mang.

    Tuy nhiên, bệnh có thể gây biến chứng hoặc tử vong ở nhóm người nguy cơ cao như người từ 65 tuổi trở lên, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền…

    Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất

    Vì tâm lý coi cúm là bệnh "xoàng" nên việc chích ngừa vắc xin cúm không được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên một tín hiệu đáng mừng, đó là vài năm trở lại đây số người chích ngừa loại vắc xin này gia tăng nhanh chóng.

    Đặc biệt, từ đầu năm 2025, ghi nhận ở một trung tâm tiêm chủng lớn, lượng người dân chủ động đi tiêm cúm đã gia tăng gần 200% so với trước đây. Đặc biệt trên nhóm người lớn, người cao tuổi chiếm gần 50%.

    Nhiều doanh nghiệp, đơn vị (nhất là doanh nghiệp nước ngoài) chích ngừa vắc xin cúm cho hàng trăm, hàng nghìn nhân viên. Vì cúm rất dễ lây nên chỉ cần một người mắc là cả bộ phận, phân xưởng bị ảnh hưởng.

    Hiện Việt Nam có hai loại vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới, phòng 4 chủng vi rút phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn.

    Hiệu quả phòng bệnh đến 90% và ngăn biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp… Vắc xin cần tiêm nhắc lại hằng năm. Giá mỗi liều vắc xin cúm là khoảng 350.000 đồng.

    Cúm mùa biến chứng sang viêm não, năm qua đã có 8 bệnh nhân cúm tử vong - Ảnh 3.Điểm tin 18h: Khuyến cáo người dân phòng bệnh cúm mùa; Đủ cách đối phó với thuế của ông Trump

    Điểm tin cùng bạn 18h ngày 7-2-2025: Phát hiện nhiều loài động vật cực quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa; Đề xuất tăng hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội; Giá vàng tăng nửa triệu đồng/lượng ngày vía Thần Tài…