Kiêng ăn cholesterol dễ gây nhiều bệnh lý

17/07/2024 18:00

Lo lắng bị các vấn đề tim mạch, đột quỵ, người ta tìm mọi cách, từ ăn kiêng, uống thuốc... để 'đè' mức cholesterol xuống mà không biết cholesterol rất quan trọng với sức khỏe. Thiếu cholesterol cơ thể sẽ không vận hành được.

    Thừa hay thiếu cholesterol đều gây nhiều bệnh lý - Ảnh minh họa

    Thừa hay thiếu cholesterol đều gây nhiều bệnh lý - Ảnh minh họa

    Thiếu cholesterol dễ nguy hiểm tính mạng

    TS Trần Bá Thoại, Hội Nội tiết Việt Nam, cho biết hiện nay cứ nói đến

    Thực phẩm tốt để phòng ngừa máu nhiễm mỡ - Ảnh BSCC

    Chế độ ăn chỉ đóng góp 20% cholesterol

    TS Trần Bá Thoại phân tích cholesterol trong cơ thể dẫn từ hai nguồn: một là "ngoại sinh", do thức ăn đem vào chỉ chiếm gần 20% nhu cầu cơ thể và hai là "nội sinh", được sinh tổng hợp xảy ra ngay trong cơ thể, bổ sung đến 80% còn lại. 

    Gan là nơi tổng hợp cholesterol từ một tiền chất là acetyl-CoA, sản phẩm từ chuyển hóa các chất đường, bột, béo và đạm.

    Như vậy đã rõ ràng cholesterol "nội sinh" mới là nguồn chính, người rối loạn chuyển hóa lipid máu thường là do tăng cholesterol "nội sinh" hơn là do ăn nhiều cholesterol "ngoại sinh" vào. 

    Trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân rất gầy, suy dinh dưỡng nhưng vẫn có rối loạn chuyển hóa chất béo do yếu tố nội sinh liên quan tới gene béo phì và thường khó điều trị.

    PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, tổng thư ký Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết thức ăn làm tăng cholesterol gây rối loạn lipid máu và gây nguy cơ tim mạch gồm:

    - Chất béo bão hòa (thường ở thức ăn nguồn gốc động vật, đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát... và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật...).

    - Chất béo không bão hòa dạng trans (có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán…).

    - Thức ăn có cholesterol (có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…

    Để phòng ngừa rối loạn lipid máu và ngăn rối loạn lipid máu gây nguy cơ tim mạch, nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa TFA (chất béo không bão hòa dạng trans).

    Tốt nhất nên ăn nhiều rau, trái cây (nhiều lần trong ngày); Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…); Uống sữa không béo; Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần. 

    Đậu và đậu Hà Lan; Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 - 5 lần/tuần); Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng.

    Ngoài ra, cần tập luyện mỗi ngày 30 phút, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nếu thừa; tránh lối sống tĩnh tại và tránh căng thẳng.

    Thức ăn người máu nhiễm mỡ nên kiêng:

    - Thực phẩm giàu có hàm lượng triglyceride cao có hại cho sức khỏe người bệnh.

    - Các loại thịt đỏ, mỡ lợn, da gia cầm, bơ, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol cũng như chất béo bão hòa.

    - Các món nướng, chiên, xào, rán gồm bánh nướng, bơ thực vật, bánh rán, khoai tây chiên,...

    - Các đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, thuốc lào.

    Nắng nóng: Người tăng huyết áp, mỡ máu cao cần biết những điều này để tránh đột quỵNắng nóng: Người tăng huyết áp, mỡ máu cao cần biết những điều này để tránh đột quỵ

    Nắng nóng làm tăng nguy cơ xuất hiện hoặc tăng các bệnh lý liên quan, trong đó có đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.

    Bạn đang đọc bài viết "Kiêng ăn cholesterol dễ gây nhiều bệnh lý" tại chuyên mục TIN TỨC.