TP.HCM giám sát chặt cúm mùa, khuyến cáo người dân phòng bệnh
07/02/2025 18:06
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng trước dịch bệnh cúm mùa, nhưng không lơ là, chủ quan.
Người lớn tuổi phải nhập viện thở máy do cúm mùa tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN
Ngày 7-2, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đã có văn bản khẩn gửi các đơn vị về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Nhật Bản hạ mức cảnh báo COVID-19 xuống ngang với cúm mùaĐỌC NGAY
Các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập báo cáo ca bệnh hoặc nghi ngờ bệnh viêm phổi do vi rút, cúm về trạm y tế, trung tâm y tế, quận huyện và TP Thủ Đức để triển khai phòng, chống dịch kịp thời.
Người dân phòng, chống cúm mùa ra sao?
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo, để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Chú ý, đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi).
- Đặc biệt không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khuyến cáo tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh; thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Dấu hiệu cúm mùa chuyển nặng cần cẩn trọng
Mới đây nữ minh tinh Đài Loan Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48 sau khi mắc cúm mùa, viêm phổi tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, cúm mùa là bệnh lý khá phổ biến, hay gặp nhưng nhiều người còn chủ quan với căn bệnh này.