![]() |
Bàn tay dập nát của bệnh nhi bị tường đổ vào. Ảnh: BVCC. |
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa tiếp nhận và điều trị thành công bé N.H.S., gặp tai nạn khi tường gạch bất ngờ đổ sập, đè trúng cẳng tay phải.
Khi nhập viện, bệnh nhi bị dập nát toàn bộ khối cơ cẳng tay, lóc da toàn bộ vùng cẳng tay phải, gãy hở phức tạp cổ tay và đầu dưới hai xương cẳng tay. Dù các mạch máu lớn và ngón tay còn dấu hiệu tưới máu, bác sĩ đánh giá nguy cơ phải đoạn chi rất cao.
Bé được cấp cứu khẩn cấp tại khoa Cấp cứu với các biện pháp bù dịch, truyền kháng sinh tĩnh mạch và giảm đau tích cực. Sau hội chẩn, bác sĩ chuyên khoa I Võ Duy Khánh đã trao đổi kỹ với gia đình và quyết định lựa chọn hướng điều trị bảo tồn chi, dù đây là phương án đầy thách thức.
Trong ca phẫu thuật đầu tiên, các bác sĩ tiến hành cắt lọc vết thương, cố định xương gãy và áp dụng kỹ thuật hút áp lực âm liên tục để xử lý tổn thương phần mềm. Tuy nhiên, những ngày sau phẫu thuật, bé xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Các sĩ điều trị, dược lâm sàng và bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Phó khoa Bỏng - Chỉnh trực, phác đồ kháng sinh được điều chỉnh phù hợp với đáp ứng của cơ thể bệnh nhi.
Sau ba cuộc phẫu thuật liên tiếp, vết thương cẳng tay của bệnh nhi đã hồi phục ngoạn mục. Bé không chỉ giữ được cánh tay mà còn tránh được di chứng nặng nề, bảo toàn chức năng vận động và tinh thần.
Hiện sức khỏe bé ổn định, tiếp tục được theo dõi và phục hồi chức năng để đảm bảo khả năng sử dụng tay phải trong sinh hoạt thường ngày.
'Vệ sĩ' vô hình của con người
Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.
Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.