Thức ăn không chỉ là hương vị mà còn cung cấp chất dinh dưỡng và mang lại sự thỏa mãn. Nhưng đôi khi, chính những bữa ăn mang lại sự thỏa mãn này có thể âm thầm thúc đẩy mức axit uric tăng cao.
Axit uric tăng cao trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh gout, đau khớp, thậm chí là các vấn đề về thận nếu không được kiểm soát. Không chỉ thịt và rượu, ngay cả một số loại thực phẩm thông thường chúng ta tiêu thụ hàng ngày cũng có thể làm axit uric tăng cao.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm hàng ngày có thể vô tình làm tăng mức axit uric:
Đậu lăng có thể làm tăng axit uric làm trầm trọng thêm bệnh gout
Mặc dù đậu lăng giàu protein và chất xơ, một số loại đậu lăng chứa hàm lượng purin từ trung bình đến cao - các hợp chất phân hủy thành axit uric. Thường xuyên tiêu thụ những loại đậu lăng này với số lượng lớn có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric.
Súp lơ
Súp lơ thuộc họ cải, mặc dù có nhiều lợi ích nhưng lại có hàm lượng purin khá cao. Ăn súp lơ hàng ngày, đặc biệt là với khẩu phần lớn có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric.
Nấm
Nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng chứa các hợp chất giàu purine, đặc biệt là khi nấu trong nước sốt cay hoặc ăn thường xuyên. Càng ăn khẩu phần lớn và sự lặp lại sẽ càng làm tăng nguy cơ.
![]() |
Nấm chứa các hợp chất giàu purine. |
Đậu thận
Trong khi đậu thận cung cấp protein thực vật, nhưng nó cũng chứa hàm lượng purine vừa phải và khó tiêu hóa hơn, đặc biệt là khi nấu với hỗn hợp gia vị nặng. Đối với những người bị axit uric cao, nó có thể gây viêm, làm trầm trọng hơn bệnh gout.
Rau chân vịt
Rau bina (chân vịt) tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa nhiều oxalat và purin, có thể làm tăng axit uric nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Ăn rau bina với số lượng lớn không tốt cho những người đang theo dõi lượng axit uric.
Sữa và kem béo nguyên chất
Trong khi sữa không chứa nhiều purin, nhưng các sản phẩm từ sữa nguyên kem có thể thúc đẩy tình trạng viêm và ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin, gián tiếp góp phần gây tích tụ axit uric. Việc sử dụng thường xuyên kem hoặc sữa nguyên kem hàng ngày có thể âm thầm làm tăng thêm vấn đề.
Đồ uống có đường
Hầu hết loại đồ uống có đường, đặc biệt là những loại có fructose, xi-rô glucose hoặc chất tạo ngọt nhân tạo, đều là những tác nhân làm tăng nồng độ axit uric. Fructose bị phân hủy trong cơ thể và làm tăng sản xuất axit uric, ngay cả khi không công bố có đường trên nhãn.
Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.