Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?
15/05/2025 12:10
Giữa lúc sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết, các "dịch vụ trị liệu" mọc lên nhan nhản, không phép. Trong khi đó quy định của pháp luật chưa kịp đi cùng thực tế loại hình này.
Người dân có những vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần nên đến bệnh viện để được thăm khám, tư vấn. Trong ảnh: chuyên gia tâm lý Hoàng Quốc Lân tư vấn tâm lý cho người dân tại một bệnh viện - Ảnh: BSCC
Dịch vụ trị liệu tâm lý online ngày càng nở rộ trên
Trên mạng xã hội hình thành rất nhiều hội nhóm về rối loạn tâm lý, có nhu cầu trị liệu tâm lý và ở mỗi bài viết đều có gần chục “coaching” mời chào tự nhận có phương pháp trị liệu riêng - Ảnh chụp màn hình
GS Võ Văn Bản, chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, cho biết tâm lý học lâm sàng là một lĩnh vực có quan hệ mật thiết với các chuyên ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt tâm thần học. Nhà tâm lý lâm sàng luôn làm việc chặt chẽ với các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia y tế khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, có 50 bệnh, tình trạng bệnh được khám chữa bệnh từ xa (online). Trong đó có hai mã bệnh tâm thần là rối loạn tâm thần và rối loạn lo âu, trầm cảm.
Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề. Việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
Như vậy chỉ những người có chuyên môn, đúng phạm vi hành nghề mới được khám chữa bệnh từ xa cho người bệnh và chỉ được áp dụng với hai mã bệnh trên.
Tin bác sĩ mạng, mua thuốc online: Thật giả lẫn lộn
Qua mạng xã hội, giờ đây chỉ cần điện thoại thông minh, nhiều người có thể mua thuốc, thực phẩm chức năng giao tận nhà. Đánh vào tâm lý mua dễ, không phải khám bệnh, hàng loạt cá nhân, cơ sở mạo danh bác sĩ tung quảng cáo.