Bệnh gout dễ tái phát, lưu ý những dấu hiệu phải khám sớm

11/03/2025 12:00

Cơn gout cấp thường xuất hiện đột ngột và kéo dài nếu không được kiểm soát tốt. Các chuyên gia cảnh báo những thói quen ăn uống giàu đạm, sử dụng rượu bia quá mức, ít vận động… có thể là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp.

    Bệnh gout dễ tái phát, lưu ý những dấu hiệu này để thăm khám sớm - Ảnh 1.

    Bệnh gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa puri - Ảnh minh họa

    4 dấu hiệu cảnh báo cơn gout cấp tái phát

    Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng, phó trưởng khoa nội thần kinh - cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết 

    Người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để tránh tình trạng gout bùng phát - Ảnh minh họa

    Ngoài ra cần tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ chuyển hóa và đào thải axit uric; uống đủ nước (2-3 lít/ngày) để giúp thận hoạt động hiệu quả hơn; duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

    Người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để tăng cường trao đổi chất; kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ gout; ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng quá mức.

    Một điều rất quan trọng đó là sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các thuốc giúp kiểm soát axit uric.

    Nên khám sớm nếu người bệnh nhận thấy cơn đau khớp xuất hiện ngày càng thường xuyên, không thuyên giảm dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống. 

    "Việc thăm khám định kỳ và xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng như sỏi thận, tổn thương khớp", bác sĩ Thắng nhấn mạnh.

    Bệnh gout nguy hiểm như thế nào nếu không được chữa trị kịp thời?

    Theo các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh sẽ dễ bị biến dạng xương khớp, giảm chức năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

    Khi những hạt tophi bị vỡ, nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao và gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

    Ngoài ra bệnh gout còn gây ra sỏi thận, suy thận và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể.

    Bên cạnh đó có nhiều bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau một cách bừa bãi dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột tử.

    Bệnh gout dễ tái phát, lưu ý những dấu hiệu này để thăm khám sớm - Ảnh 3.Mắc bệnh gout có cần kiêng hoàn toàn đạm?

    Chế độ ăn hợp lý là yếu tố cốt lõi trong quản lý và phòng ngừa bệnh gout. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm giàu purin và kết hợp lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh hiệu quả.