Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng
23/05/2025 18:06
Đại diện Cục C03, Bộ Công an cho hay bước đầu xác định các thủ đoạn của những công ty sản xuất hàng giả. Trong đó có sự câu kết, móc nối với cơ quan chức năng, đơn vị liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng giả.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế sáng 23-5 - Ảnh: C.DŨNG
Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh Không tin nổi cách sữa giả 'trăm hoa đua nở' ở Hòa BìnhĐỌC NGAY
Đại diện Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng cho hay việc hậu kiểm gặp nhiều khó khăn. Mặc dù từ đầu năm 2024 địa phương đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra nhưng rất khó để xác định được hàng giả.
"Theo quy định lấy mẫu, địa phương chỉ kiểm tra được chỉ số an toàn thực phẩm, chứ không kiểm tra được chất lượng.
Và khi thực hiện kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hậu kiểm ở cơ sở sản xuất và chỉ có thể kiểm tra chất lượng khi người dân có ý kiến", đại diện tỉnh Hòa Bình cho biết.
Liên quan đến vụ sữa giả vừa rồi, đại diện tỉnh Hòa Bình cho biết công ty sản xuất sữa giả thực hiện công bố sữa ở tỉnh Hòa Bình nhưng lại không bán hàng trên địa bàn tỉnh, không bán ở siêu thị hay bất cứ bệnh viện nào trên địa bàn.
Do đó đại diện tỉnh Hòa Bình cho rằng cần sửa đổi nghị định 15 về an toàn thực phẩm, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp, khi có đầu ra cần phải chứng minh được sản phẩm đó đạt chất lượng hay không.
Không có vùng cấm với sản phẩm giả
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh quản lý thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị.
"Bộ Y tế luôn xác định rõ công tác quản lý các sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế là nhiệm vụ then chốt trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế là kiên quyết, đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng giả trong lĩnh vực y tế. Các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ".
Đồng thời, Bộ Y tế sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có hành vi buông lỏng quản lý, tiếp tay hoặc bao che cho các hoạt động sai phạm", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
Tại hội nghị, nhiều địa phương, ban ngành đề xuất nhanh chóng sửa đổi nghị định để ngăn hàng giả. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay về kiến nghị sửa nghị định 15, Bộ Y tế đã và đang tiến hành từ nhiều tháng nay.
Theo bà Lan, bộ đã có đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm (ban hành năm 2010), đến nay đã có nhiều thay đổi cần phải sửa đổi luật, trong đó có nghị định 15. Trong lần sửa đổi này sẽ tăng cường phòng chống hàng giả. Dự kiến sẽ trình Quốc hội cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Về việc đoàn kiểm tra đột xuất, rầm rộ nhưng khó phát hiện, theo bộ trưởng đây là đợt cao điểm nên các địa phương tăng cường ra quân phòng chống hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên công việc này các địa phương cần phải tiến hành quanh năm, chứ không chỉ phát động 1 tháng và thực hiện trong tháng đó.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nêu cao vai trò của người dân trong phát hiện, tố giác hành vi gian lận thương mại, sản xuất hàng giả đến cơ quan chức năng để có thể vào cuộc sớm, kịp thời.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.