Bổ sung tùy tiện, trẻ thừa flour cũng nguy cơ gây hỏng răng, xương cong, dễ gãy...
25/07/2024 12:08
Flour là một vi chất cần cho xương và răng. Thừa và thiếu flour đều có tác hại như nhau. Thực tế không có thiếu flour mà chỉ có thừa dẫn tới men răng bị đốm đen, thủng; xương dài dễ cong gãy, cơ thể mau lão hóa, tăng huyết áp, nôn mửa, đau bụng.
Sử dụng quá nhiều nước súc miệng, kem chải răng chứa flour... có thể gây thừa flour - Ảnh minh họa
Không có bệnh thiếu flour mà chỉ có bệnh do thừa flour
PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết flour là vi chất tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, ức chế hoạt động các hoạt động làm hại men răng, làm tăng tính chắc khỏe của xương răng.
Fluor giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, kích thích tổng hợp collagen giai đoạn đầu tiên khôi phục vị trí gãy xương. Trong phòng chống
Kem đánh răng có chứa flour - Ảnh minh họa
Chú ý hàm lượng flour đảm bảo ăn hợp lý
PGS.TS Trần Đáng cho biết flour có trong nước tự nhiên, hàm lượng tùy vùng. Vùng có lượng cao flour trong đất và nước là nơi có núi lửa đang hoạt động hoặc vùng có mỏ flour apatit.
Ngoài ra, ở các vùng công nghiệp sử dụng flour vào kỹ nghệ sản xuất (như kỹ nghệ sản xuất nhôm, magiê, ximăng, phân bón…), các chất thải bỏ của nhà máy super - photpho cũng làm tăng lượng flour trong không khí, đất và rau quả tại đó.
Khi lượng flour trong nước dưới 0,5mg/l xảy ra các biểu hiện thiếu flour, đặc biệt là sâu răng. Biện pháp bổ sung flour là trộn vào muối (natri florua) hoặc vào bột cho trẻ em. Nhu cầu bổ sung như sau: Trẻ từ 6 - 2 tuổi 0,25mg/ngày; trẻ từ 2 - 4 tuổi 0,5mg/ngày; trẻ từ 4 - 16 tuổi: 1mg/ngày.
Flour còn có trong thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm nguồn gốc thực vật (rau xanh, cà chua, củ cải đỏ, cải xoăn, súp lơ)...
Hàm lượng flour trong 100g thực phẩm ăn được như sau: khoai lang 862mcg, khoai tây 50mcg, bột mì 53mcg, đậu tương 1470mcg; cá thu 150mcg; cá trích 160mcg; nấm mỡ 31mcg; cà chua 50mcg, cà rốt, hành tây 12mcg, chuối tiêu 23mcg, bưởi 25mcg, dưa chuột 20mcg; súp lơ 12mcg...
Tuy nhiên, bổ sung cần tránh thiếu và dư thừa. Ngoài việc chú ý đến lượng flour còn cần quan tâm đến các điều kiện sống vệ sinh, đảm bảo một chế độ ăn hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và protein.
Để phòng ngừa tình trạng thừa flour ở trẻ em, cha mẹ cần:
Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng dành cho trẻ em có chứa hàm lượng flour hợp lý hoặc không chứa flour cho trẻ theo độ tuổi để tránh dư thừa.
Lựa chọn loại kem đánh răng, nước súc miệng chứa lượng flour không phải là biện pháp duy nhất để bảo vệ răng miệng cho trẻ. Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ canxi và vi chất để hình thành bộ răng và hệ xương chắc khỏe.
Tạo môi trường sống hợp vệ sinh cho trẻ, cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý. Giúp trẻ biết thực hiện các biện pháp vệ sinh thân thể, trong đó có vệ sinh răng miệng đúng cách. Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ và nhờ tư vấn thêm về sức khỏe, vệ sinh răng miệng, nhất là việc bổ sung flour nhằm hạn chế dư thừa flour ở trẻ em.
Cơ quan chức năng flour hóa nguồn nước sử dụng cá nhân hóa cho từng nhóm cộng đồng dân cư, chỉ flour hóa ở địa phương và cộng đồng có sự thiếu hụt flour. Các bậc cha mẹ cũng phải điều chỉnh việc bổ sung flour cho trẻ tùy theo thói quen sinh hoạt và tình hình dinh dưỡng của gia đình mình.
Kem đánh răng có fluor: Lợi và hại
Gần như chưa có một khuyến cáo nào của nhà sản xuất rằng người dân ở vùng nào thì không nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluor.