
Đầm An Khê rộng 350 ha, nằm ven biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ. Năm 1909, các nhà khảo cổ nước ngoài khảo sát khu vực quanh đầm và phát hiện các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh (khoảng 2.000-3.000 năm trước) - một trong ba nền văn minh cổ của Việt Nam.
Đầm được cho là không gian sinh sống của cư dân Sa Huỳnh cổ và gắn liền với đời sống, sinh kế của người Sa Huỳnh hiện nay.
Đầm An Khê nằm sát bên bờ biển nhưng lại là đầm nước ngọt, khác với các đầm nước lợ có vị trí tương tự.
Đầm An Khê rộng 350 ha, nằm ven biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ. Năm 1909, các nhà khảo cổ nước ngoài khảo sát khu vực quanh đầm và phát hiện các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh (khoảng 2.000-3.000 năm trước) - một trong ba nền văn minh cổ của Việt Nam.
Đầm được cho là không gian sinh sống của cư dân Sa Huỳnh cổ và gắn liền với đời sống, sinh kế của người Sa Huỳnh hiện nay.
Đầm An Khê nằm sát bên bờ biển nhưng lại là đầm nước ngọt, khác với các đầm nước lợ có vị trí tương tự.

Xung quanh đầm là các làng mạc của người dân, với nhiều cảnh quan và mảng xanh. Những năm gần đây đầm trở thành điểm đến hút khách.
Cảnh quan nổi bật là Bãi Dừa với nhiều cây thân lớn vươn sát mặt nước, không gian bên dưới thích hợp để cắm trại, dã ngoại, chèo SUP.
Anh Lê Huy, kinh doanh dịch vụ, cho biết đã đầu tư khoảng 15 SUP và nhiều lều, mái che từ năm 2022 để thu hút du khách. "Nhiều khách là người địa phương nhưng cũng chưa tới nơi này bao giờ. Khi tới nơi mọi người rất ngỡ ngàng vì vẻ đẹp nơi đây", anh Huy nói.
Khách thường đông vào cuối tuần với khoảng 20-30 lượt, đi lẻ hoặc theo nhóm.
Xung quanh đầm là các làng mạc của người dân, với nhiều cảnh quan và mảng xanh. Những năm gần đây đầm trở thành điểm đến hút khách.
Cảnh quan nổi bật là Bãi Dừa với nhiều cây thân lớn vươn sát mặt nước, không gian bên dưới thích hợp để cắm trại, dã ngoại, chèo SUP.
Anh Lê Huy, kinh doanh dịch vụ, cho biết đã đầu tư khoảng 15 SUP và nhiều lều, mái che từ năm 2022 để thu hút du khách. "Nhiều khách là người địa phương nhưng cũng chưa tới nơi này bao giờ. Khi tới nơi mọi người rất ngỡ ngàng vì vẻ đẹp nơi đây", anh Huy nói.
Khách thường đông vào cuối tuần với khoảng 20-30 lượt, đi lẻ hoặc theo nhóm.

Nữ du khách từ Tam Quan đến đầm An Khê trải nghiệm, chị chọn những bộ áo dài và nón lá để tạo dáng dưới bóng dừa. Ảnh: NVCC
Nữ du khách từ Tam Quan đến đầm An Khê trải nghiệm, chị chọn những bộ áo dài và nón lá để tạo dáng dưới bóng dừa. Ảnh: NVCC

Gia đình chị Phương, ở thị xã Đức Phổ, gần đầm An Khê lần đầu đến Bãi Dừa chèo sub sau khi thấy những hình ảnh về nơi này trên mạng xã hội. Ảnh: NVCC
Gia đình chị Phương, ở thị xã Đức Phổ, gần đầm An Khê lần đầu đến Bãi Dừa chèo sub sau khi thấy những hình ảnh về nơi này trên mạng xã hội. Ảnh: NVCC

Ở khu vực Bãi Dừa trên đầm An Khê, vào khoảng tháng tư nước thấp, còng cọc (màu đen) thường đáp xuống săn cá. Du khách có thể ngắm chim khi đứng trên bờ hoặc bơi thuyền.
Ở khu vực Bãi Dừa trên đầm An Khê, vào khoảng tháng tư nước thấp, còng cọc (màu đen) thường đáp xuống săn cá. Du khách có thể ngắm chim khi đứng trên bờ hoặc bơi thuyền.

Trên đầm có nhiều tôm cá là lý do thu hút rất nhiều loài chim, cò tìm về. Hàng nghìn con cò thoải mái bay lượn trên đầm để săn mồi rồi sà xuống nghỉ ngơi trên thảm cỏ tạo nên khung cảnh thanh bình.
Trên đầm có nhiều tôm cá là lý do thu hút rất nhiều loài chim, cò tìm về. Hàng nghìn con cò thoải mái bay lượn trên đầm để săn mồi rồi sà xuống nghỉ ngơi trên thảm cỏ tạo nên khung cảnh thanh bình.

Ở cánh rừng bên bờ biển, những chú chim còng cọc nghỉ ngơi cùng nhau, trên những cành dương.
Ở cánh rừng bên bờ biển, những chú chim còng cọc nghỉ ngơi cùng nhau, trên những cành dương.

Anh Nguyễn Thanh Hải, sống bên đầm An Khê, cho biết chim thường di trú đến đầm vào mùa nắng ấm, và kiếm ăn buổi sáng sớm, chiều tối. Người dân quanh đầm không săn bắn chim trời. "Nơi này được coi là di tích nên lâu nay người dân không săn bắn chim", anh Hải nói.
Anh Nguyễn Thanh Hải, sống bên đầm An Khê, cho biết chim thường di trú đến đầm vào mùa nắng ấm, và kiếm ăn buổi sáng sớm, chiều tối. Người dân quanh đầm không săn bắn chim trời. "Nơi này được coi là di tích nên lâu nay người dân không săn bắn chim", anh Hải nói.

Ngoài những trải nghiệm như ngắm chim, chèo SUP, cắm trại, du khách đến đầm An Khê có thể ''săn'' cảnh hoàng hôn với ánh chiều rót màu vàng lên mặt nước mênh mông.
Ngoài những trải nghiệm như ngắm chim, chèo SUP, cắm trại, du khách đến đầm An Khê có thể ''săn'' cảnh hoàng hôn với ánh chiều rót màu vàng lên mặt nước mênh mông.

Lúc chiều muộn, đầm An Khê chuyển dần sang màu xanh tím. Người dân lùa bò về trên thảm cỏ sát đầm tạo ra những âm thanh như một đội thủy quân đang tiến đến.
Lúc chiều muộn, đầm An Khê chuyển dần sang màu xanh tím. Người dân lùa bò về trên thảm cỏ sát đầm tạo ra những âm thanh như một đội thủy quân đang tiến đến.

Phía nam đầm An Khê, các hàng quán mọc lên từ khi nhà nước đầu tư con đường nối quốc lộ vào Di tích văn hóa Sa Huỳnh.
Theo địa phương, từng có doanh nghiệp muốn làm dự án điện Mặt Trời trên đầm nước ngọt này tỉnh Quảng Ngãi giữ lại đầm và bảo vệ di sản. Địa phương thực hiện nhiều đợt thả con giống xuống đầm, quản lý việc đánh bắt để duy trì nguồn lợi thủy sản, khuyến khích người dân phát triển du lịch để phát huy giá trị di sản.
Phía nam đầm An Khê, các hàng quán mọc lên từ khi nhà nước đầu tư con đường nối quốc lộ vào Di tích văn hóa Sa Huỳnh.
Theo địa phương, từng có doanh nghiệp muốn làm dự án điện Mặt Trời trên đầm nước ngọt này tỉnh Quảng Ngãi giữ lại đầm và bảo vệ di sản. Địa phương thực hiện nhiều đợt thả con giống xuống đầm, quản lý việc đánh bắt để duy trì nguồn lợi thủy sản, khuyến khích người dân phát triển du lịch để phát huy giá trị di sản.
Nguyễn Đôn - Phạm Linh