‘Diệt sâu bọ’ bằng cơm rượu, bao lâu thì hết nồng độ cồn?

10/06/2024 12:07

Dịp Tết Đoan ngọ (ngày 5-5 âm lịch), theo dân gian trong lễ cúng gia tiên thường có các loại hoa quả và cơm rượu. Trong đó cơm rượu là cơm nếp được lên men và có chứa cồn. Vậy liệu sau khi ăn có thổi lên nồng độ cồn không?

    Cơm rượu được lên men tự nhiên từ cơm nếp - Ảnh minh họa

    Cơm rượu được lên men tự nhiên từ cơm nếp - Ảnh minh họa

    Ăn cơm rượu có dính nồng độ cồn?

    Tết Đoan ngọ vui vầy với nhót, mận, rượu nếp và lá móng, giờ còn không?

    Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dùng cơm rượu nếp cẩm có thể giúp giảm đáng kể lượng cholesterol có hại trong máu. Điều này rất có lợi trong việc ổn định huyết áp ở những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.

    Đặc biệt, tác dụng của cơm rượu với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Cơm rượu bổ sung chất xơ và axit giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, giúp đường ruột vận động trơn tru.

    Ngoài ra rượu cái chứa hàm lượng sắt phong phú, nhất là cơm rượu được làm từ nếp cẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

    Cơm rượu còn chứa nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Chúng giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm trắng da.

    Tuy nhiên theo Đông y, cơm rượu có vị cay nên không thích hợp với người thể nhiệt vì sẽ dễ dẫn đến cơ thể bốc hỏa, lưỡi đỏ buốt, da nổi mụn, khó ngủ.

    Bên cạnh đó với trẻ em, những người đang gặp vấn đề về dạ dày, người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh chàm, da nổi nhiều mụn,... các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm rượu.

    Những thực phẩm nào dễ tạo ra nồng độ cồn sau ăn?Những thực phẩm nào dễ tạo ra nồng độ cồn sau ăn?

    Việc xử phạt người lái xe vi phạm nồng độ cồn còn nhiều tranh cãi, khi thực tế nhiều người không uống rượu bia, chỉ ăn uống thực phẩm hằng ngày vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu.