Đứng nấu bếp nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ?

28/05/2025 18:06

Nghiên cứu mới cho thấy sử dụng đồ nhựa trong quá trình nấu nướng có thể làm phát tán vi nhựa, loại hạt siêu nhỏ đang bị nghi ngờ có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.

    Đứng nấu bếp nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ? - Ảnh 1.

    Mặc dù mối liên hệ giữa vi nhựa và sa sút trí tuệ chưa được xác định rõ ràng, các phát hiện trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm tiếp xúc với vi nhựa trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt trong môi trường nhà bếp - Ảnh: AI

    Các nhà khoa học tại Đại học Queensland (Úc) vừa công bố phát hiện gây bất ngờ: chỉ một chu trình rửa chén với các vật dụng bằng nhựa cũng có thể giải phóng gần 1 triệu hạt vi nhựa và nhựa nano, với tổng khối lượng đủ để tích tụ trong cơ thể người khoảng 6 miligam mỗi năm.

    Đáng chú ý các Đứng nấu bếp nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ? - Ảnh 2.Cách nào giảm vi nhựa trong bữa ăn hằng ngày?ĐỌC NGAY

    Trong mô phỏng thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 13 loại đồ nhựa phổ biến trong gia đình như đĩa, muỗng, ly, hộp đựng thức ăn… và cho chạy máy rửa chén ở các chế độ tiêu chuẩn. Họ ghi nhận nhiệt độ cao (tới 70°C), kết hợp với hóa chất tẩy rửa và chuyển động cơ học đã khiến các bề mặt nhựa bị mài mòn, phát tán vi nhựa vào nước.

    Mặc dù vi nhựa chưa được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ, nhưng các bằng chứng mới đây cho thấy sự hiện diện của chúng trong não bộ người bệnh ở mức cao gấp nhiều lần so với người bình thường.

    Trong một nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu tại Đại học São Paulo (Brazil) cũng phát hiện vi nhựa xuất hiện trong hành khứu giác và niêm mạc mũi của 8/14 người đã khuất. Điều này củng cố giả thuyết rằng hít thở không khí ô nhiễm trong không gian kín như nhà bếp có thể là đường xâm nhập chính của nhựa vào não bộ.

    Không chỉ vậy, vi nhựa và nhựa nano có kích thước siêu nhỏ (dưới 5mm và 100 nanomet) có khả năng xuyên qua các rào cản sinh học và xâm nhập vào tế bào, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hoạt động thần kinh. Ngoài sa sút trí tuệ, các nghiên cứu còn liên kết vi nhựa với: ung thư, tim mạch, rối loạn nội tiết, suy giảm khả năng sinh sản.

    Tại Mỹ, năm 2025 ghi nhận 7,2 triệu người trên 65 tuổi sống chung với bệnh Alzheimer. Dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên 9 triệu, và chạm mốc 12 triệu người vào năm 2040.

    Mặc dù lượng vi nhựa phát ra trong mỗi lần rửa chén là rất nhỏ so với tổng nguồn ô nhiễm nhựa, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là dấu hiệu cảnh báo về những tác động âm thầm của sinh hoạt hằng ngày đến sức khỏe lâu dài.

    Cách giảm thiểu ảnh hưởng của vi nhựa trong nhà bếp

    Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến nghị:

    Hạn chế sử dụng đồ nhựa trong nấu nướng và lưu trữ thực phẩm; ưu tiên vật liệu như thủy tinh, kim loại hoặc gốm sứ.

    Tránh hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa, đặc biệt trong lò vi sóng.

    Sử dụng máy lọc không khí và thông gió tốt trong nhà bếp để giảm nồng độ vi nhựa trong không khí.

    Thường xuyên vệ sinh bề mặt bếp và thiết bị để loại bỏ bụi chứa vi nhựa.

    Giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói trong bao bì nhựa.

    Đứng nấu bếp nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ? - Ảnh 2.Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

    Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề