Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình xác định 6 nhóm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, vải - may mặc và dịch vụ du lịch nông thôn. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ở các phòng trưng bày được bày trí đẹp mắt, luôn thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan.
Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm tuổi. Nơi đây có hàng nghìn hộ dân làm nghề gốm sứ, doanh thu từ sản xuất của cả xã ước đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Vừa qua UBND thành phố Hà Nội đã công nhận các sản phẩm gốm của hai cơ sở sản xuất tại xã Bát Tràng là sản phẩm OCOP 4 sao và sắp tới xét duyệt các tiêu chí, định hướng, nâng cấp lên 5 sao (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) không chỉ khẳng định giá trị sản phẩm mà còn góp phần chắp cánh cho thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vươn xa...
Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội): có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao gồm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen, bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng, bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen”
Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội)
Bà Hà Thị Vinh - Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh cho biết, để giữ được nghề như ngày hôm nay, bà đã trải qua vô vàn khó khăn, có những lúc tưởng phải phá sản, đóng cửa lò gốm. Chính vì thế, khi 4 sản phẩm của công ty được công nhận 4 sao OCOP, cá nhân bà và hơn 700 công nhân viên của công ty vô cùng vui mừng.
Bộ sản phẩm của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP góp phần khẳng định thương hiệu của gốm sứ Bát Tràng
Bà Vinh bảo rằng: “Trải qua hàng chục năm tham gia thị trường xuất khẩu, chúng tôi đã đưa các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng đến với nhiều thị trường trên thế giới, tiếp cận nhiều thị trường khắt khe, khó tính. Bộ sản phẩm được công nhận 4 sao OCOP sẽ tiếp sức cho công ty khẳng định giá trị thương hiệu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hơn nữa, một sản phẩm mỹ nghệ như gốm sứ khi có một danh hiệu tiêu chuẩn sẽ giúp người tiêu dùng không còn đắn đo suy nghĩ khi bỏ tiền mua”.
Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (Xóm 5, xã Bát Tràng): vinh dự nhận được danh hiệu sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp Quốc gia bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc vinh dự nhận được danh hiệu sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp Quốc gia. Nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh cho biết: “Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất liệu gốm sứ truyền thống với công nghệ mạ kim loại hiện đại. Dòng gốm này vừa có độ bền vừa có tính thẩm mỹ cao, dễ xuất khẩu và cũng dễ tiêu thụ ở trong nước”. Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP cấp Quốc gia mở ra cơ hội cho thương hiệu gốm của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh vươn xa trên con đường khẳng định thương hiệu.
Nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh giới thiệu về kỹ thuật làm gốm men ngọc cùng với bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc vinh dự nhận được danh hiệu sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp Quốc gia.
Những tác phẩm thư pháp trên gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh đều do chính vợ của ông – nghệ nhân Nguyễn Thu Hằng chấp bút.
Từ góc độ chính quyền địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Bát Tràng - Phạm Huy Khôi cho biết: Việc triển khai Chương trình OCOP rất tích cực đối với Bát Tràng. Vì OCOP sẽ là thước đo cho sản phẩm về chất lượng. Từ đó, người dân cũng như khách trong và ngoài nước cũng có nhìn nhận và đánh giá về sản phẩm của Bát Tràng cụ thể hơn, thiết thực hơn và giá trị của sản phẩm sẽ được nâng lên khi tham gia
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam xem 1 sản phẩm OCOP tại làng gốm sứ Bát Tràng.
Bát Tràng có nhiều sản phẩm OCOP không chỉ góp phần đạt mục tiêu đưa Bát Tràng thành làng nghề kiểu mẫu mà còn góp phần giúp làng nghề có thêm doanh thu từ hoạt động du lịch. Được biết, hiện nay lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước chừng khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 20%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%...