
Viên sỏi được lấy ra sau khi phẫu thuật - Ảnh: BVCC
14/03/2025 13:00
Viên sỏi được lấy ra sau khi phẫu thuật - Ảnh: BVCC
Viêm tuyến nước bọt do sỏi là bệnh lý nguy hiểm nếu không được khám và xử trí kịp thời - Ảnh minh họa
Đường phẫu thuật có thể đi trong miệng, hoặc rạch da ngoài mặt tùy vào vị trí của sỏi và tình trạng bệnh lý liên quan. Nếu trong trường hợp tuyến nước bọt viêm lâu ngày xơ hóa có thể phải cắt toàn bộ tuyến nước bọt.
"Việc chủ động chăm sóc sức khỏe và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm do sỏi tuyến nước bọt gây ra. Đừng chủ quan với những dấu hiệu ban đầu, vì sự can thiệp sớm có thể giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn", bác sĩ Thùy khuyến cáo.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, sỏi nước bọt thường không gây ra các triệu chứng khi ở giai đoạn đang hình thành.
Khi sỏi có kích thích lớn hoặc tuyến bị chặn hoàn toàn do sỏi có thể gây ra các triệu chứng như sỏi tắc nghẽn gây sưng tuyến và đau, nhất là sau khi ăn, kích thích tiết nước bọt. Các triệu chứng có thể giảm dần sau vài giờ.
Một số trường hợp sỏi chỉ gây ra triệu chứng gián đoạn từng đợt hoặc không có triệu chứng.
Ngoài ra sỏi tuyến nước bọt còn có thể biểu hiện như thấy có một khối dưới lưỡi, đau hoặc sưng vùng dưới hàm hoặc 2 bên trước tai, đau tăng khi ăn.
Sỏi nước bọt đôi khi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến bị ảnh hưởng. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể bao gồm sốt khi viêm cấp hoặc áp xe, thậm chí hình thành mủ xung quanh sỏi. Có thể sưng hạch dưới hàm cùng bên…
Khi thấy có những biểu hiện trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.