
Thịt đỏ, trứng bổ sung đạm và nguồn kẽm, sắt heme dồi dào - Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Như Quỳnh - khoa huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân
30/04/2025 12:10
Thịt đỏ, trứng bổ sung đạm và nguồn kẽm, sắt heme dồi dào - Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Như Quỳnh - khoa huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân
Trái lựu là một trong những loại trái cây được khuyên dùng với người thiếu máu nhưng thừa sắt - Ảnh minh họa
Đối với nhóm bệnh nhân thiếu máu thừa sắt
Người bệnh nên chọn các thực phẩm có dạng sắt không có heme (là loại sắt mà cơ thể hấp thụ kém hơn sắt heme, tỉ lệ hấp thu chỉ 2-10%), chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật như: Rau cải bó xôi, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh, khoai lang, nấm.
Một số nhóm thực phẩm giúp giảm hấp thu sắt vào cơ thể:
Nhóm thực phẩm giàu phytate
Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều phytate như đậu; các loại hạt; ngũ cốc nguyên hạt làm giảm sự hấp thụ chất sắt không heme từ thực vật. Từ đó làm giảm tổng lượng sắt trong cơ thể.
Nhóm thực phẩm giàu phốt pho
Phốt pho có khả năng ức chế hấp thu cả sắt heme và sắt không phải heme ở nồng độ rất cao. Nhóm thực phẩm tiêu biểu bao gồm thịt, gia cầm và cá. Các nguồn phốt pho khác không chứa nhiều sắt bao gồm trái cây sấy khô; ngũ cốc nguyên hạt; đồ uống có gas; các loại hạt; đậu và các sản phẩm từ sữa.
Nhóm thực phẩm giàu acid tannic
Thường được tìm thấy từ một số loại cây như hồng, trà, cà phê, lựu,… Do đó người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm giàu acid tannic này ngay sau bữa ăn để giảm hấp thụ sắt.
Ngoài trà và cà phê, một số đồ uống khác có chứa acid tannic là nước trái cây; quả mọng; quả việt quất sẽ có giảm quá trình hấp thu sắt trong cơ thể.