![]() |
Hình ảnh giun rồng chui ra từ mô dưới da. Ảnh: CDC Yên Bái. |
Theo bác sĩ Âu Thị Nhâm, khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Yên Bái, bệnh giun rồng có thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình khoảng một năm kể từ khi nhiễm ấu trùng. Trong suốt thời gian này, người bệnh thường không cảm thấy bất thường nào trên cơ thể.
Triệu chứng rõ rệt chỉ xuất hiện khi giun cái bắt đầu di chuyển trong mô dưới da để chui ra ngoài. Khi đó, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu ban đầu như:
Sốt nhẹChóng mặt, buồn nôn, nônTiêu chảy, mẩn đỏCảm giác tê cứng và ngứa dữ dội tại chỗ giun cư trúVài ngày sau, khu vực tổn thương bắt đầu sưng tấy, sau đó vỡ ra và chảy dịch vàng. Phần đầu con giun thường có màu trắng, sẽ dần chui ra khỏi da. Nếu không tác động, giun có thể tự chui ra hoàn toàn trong vòng 3-6 tuần.
“Một số bệnh nhân vì quá khó chịu nên cố gắng kéo giun ra bằng tay hoặc dụng cụ sắc nhọn. Việc này rất nguy hiểm vì nếu giun bị đứt, phần còn lại trong cơ thể sẽ gây viêm nhiễm nặng, dẫn đến nhiễm trùng huyết, áp xe, thậm chí uốn ván”, bác sĩ Nhâm cảnh báo.
Khi thấy giun bắt đầu chui ra, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là dùng que tròn lăn dần để kéo giun ra, kết hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm và chống phù nề. Ngoài ra, ngâm vùng tổn thương vào nước ấm giúp kích thích giun chui ra nhanh hơn. Nước ngâm phải được xử lý bằng vôi bột hoặc Cloramin B trước khi thải ra môi trường để tránh lây lan.
Người dân cần lưu ý những dấu hiệu bất thường trên da, đặc biệt là vùng chi dưới và tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà. Khi nghi ngờ mắc bệnh, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.