
Những quảng cáo thổi phồng công dụng gây bức xúc dư luận - Ảnh: Chụp màn hình
Trị dứt điểm đủ bệnh
Quảng cáo "nổ" từng làm mưa làm gió trên khắp các nền tảng Sẽ bổ sung những quy định liên quan người nổi tiếng tham gia quảng cáo
08/04/2025 18:06
Những quảng cáo thổi phồng công dụng gây bức xúc dư luận - Ảnh: Chụp màn hình
Trị dứt điểm đủ bệnh
Quảng cáo "nổ" từng làm mưa làm gió trên khắp các nền tảng Sẽ bổ sung những quy định liên quan người nổi tiếng tham gia quảng cáo
Sản phẩm "Sữa non chuyên biệt tăng chiều cao HIUP" (Sữa HIUP) do Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam chịu trách nhiệm và phân phối.
Sau khi có những phản ảnh về quảng cáo này, tháng 3-2024 Sở Y tế Hà Nội xác định Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam đã có hành vi quảng cáo thực phẩm (sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27) không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
Công ty đã bị xử phạt 25 triệu đồng và buộc cải chính thông tin, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo của Sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27.
Thế nhưng cho đến nay, chỉ cần tra từ khóa sữa HIUP không khó để thấy những người nổi tiếng như Vân Hugo… chia sẻ công dụng tăng chiều cao của loại sữa này. Mới đây, công ty còn cho ra thêm một sản phẩm HIUP IQ - với quảng cáo giúp con thông minh, tập trung, giảm tình trạng tăng động, giảm chú ý…?!
Những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng chia sẻ sử dụng sản phẩm "vô cùng tốt" đã khiến không ít cha mẹ tin tưởng lựa chọn sản phẩm.
Mới đây nhất, Chu Thanh Huyền (vợ cầu thủ Quang Hải) cũng gây bức xúc khi quảng cáo cho một hãng sữa. Dù theo quy định hiện nay không được quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, thế nhưng cô nàng đã đổ một hộp mà cô gọi là sữa vào cốc và bón cho con trai gần 9 tháng tuổi.
Cộng đồng mạng cho rằng trẻ em trên 2 tuổi mới được sử dụng sản phẩm này, tuy nhiên Chu Thanh Huyền lại quảng cáo cho trẻ uống từ 8 tháng tuổi, khiến hội mẹ bỉm sữa bức xúc. Sau đó Huyền đã lên livestream để "xin lỗi".
Những vụ việc người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng quảng cáo "bất chấp" gây bức xúc dư luận nhưng việc xử phạt còn "hạn chế".
Sau vụ việc của kẹo rau củ Kera, nhiều người cho rằng đã đến lúc xử mạnh tay đối với việc quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.