Bộ trưởng y tế Singapore cảnh báo đợt dịch COVID-19 mới tại nước này khi số ca nhiễm tăng mạnh trong hai tuần qua.
Du khách đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID-19 tại sân bay Changi (Singapore) hồi tháng 4-2022 - Ảnh: AFP
Theo báo Strait Times, ngày 18-5, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung phát biểu cảnh báo về đợt Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: Ai cần tiêm?ĐỌC NGAY
Ông Ong cho biết trường hợp số ca COVID-19 tăng gấp đôi, lên thành 500 ca nhập viện, hệ thống y tế của Singapore vẫn sẽ đáp ứng được.
Tuy nhiên nếu số ca lại gấp đôi một lần nữa và đạt mốc 1.000 bệnh nhân nội trú thì "hệ thống bệnh viện sẽ chịu sức ép rất lớn".
"1.000 giường tương đương một bệnh viện vùng. Tôi nghĩ rằng hệ thống y tế cần chuẩn bị kỹ càng cho những gì sắp đến", bộ trưởng y tế Singapore dặn dò.
Nhằm tăng quỹ giường cho bệnh nhân COVID-19, bộ y tế quốc đảo này kêu gọi người dân tạm hoãn các ca phẫu thuật tự nguyện không cấp bách hoặc chuyển bệnh nhân phù hợp về các cơ sở y tế tuyến dưới hoặc về nhà.
Ông Ong cũng yêu cầu những nhóm người dễ bị tổn thương bởi COVID-19, gồm người già trên 60 tuổi, tiêm phòng bổ sung vắc xin COVID-19 nếu chưa được tiêm lại trong 12 tháng qua.
Ngoài ra Singapore không có kế hoạch ban hành lệnh giới hạn xã hội hay biện pháp phòng bệnh bắt buộc nào khác.
Bộ trưởng y tế Singapore nhấn mạnh quốc đảo này đã xem COVID-19 là bệnh lưu hành (endemic disease), tức nhóm bệnh xuất hiện một cách ổn định trong một nhóm đối tượng hoặc quần thể nhất định. Bệnh lưu hành có tác nhân gây bệnh tồn tại thường xuyên, tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định hoặc có thể dự báo được.
Do đó Singapore chỉ xem ban hành biện pháp phòng chống COVID-19 bổ sung là biện pháp cuối cùng.
Lý giải về làn sóng dịch mới, ông Ong cho rằng Singapore là trung tâm vận tải và liên lạc của khu vực và thế giới. Do đó, đây sẽ là một trong những nơi đón làn sóng COVID-19 sớm hơn các nước khác.
"COVID-19 là điều chúng ta phải chung sống. Chúng ta cần đón đợi một hoặc hai làn sóng dịch bệnh mỗi năm", bộ trưởng y tế Singapore nhấn mạnh.
Hiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19 có nguy cơ lỡ hẹn
Sau COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nước nỗ lực đàm phán về một hiệp ước quốc tế giúp ứng phó tốt hơn với các đại dịch trong tương lai.