TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả, đó là thuốc loại gì?
08/05/2025 18:06
Sở Y tế TP.HCM đã phát hiện nhiều nhà thuốc kinh doanh thuốc giả trong năm 2024, chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, trị ho.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hướng dẫn cách phân biệt thuốc Cefixim 200 thật - giả - Ảnh: Cục Quản lý dược
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2024 Sở Y tế kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc và 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu.
Sở Y tế đã ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, xử lý 147 cơ sở với tổng số tiền xử phạt là hơn 7 tỉ đồng.
Đáng nói là trong quá trình kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh dược, Sở Y tế đã phát hiện 6 cơ sở kinh doanh thuốc Cefuroxim 500mg giả và 2 cơ sở kinh doanh thuốc Cefixim 200mg giả.
Ngoài ra qua phản ánh của người dân, Thanh tra Sở Y tế kiểm tra và phát hiện 1 TP.HCM phát hiện, chuyển công an nhiều vụ nhà thuốc bán thuốc giảĐỌC NGAY
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS Nguyễn Hữu Đức - nguyên giảng viên chính giảng dạy bộ môn dược lâm sàng, Trường đại học Y Dược (TP.HCM) - cho hay trong ba loại thuốc giả trên có hai loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh (Cefuroxim 500mg, Cefixim 200mg) và thuốc điều trị Neo-Codion.
Cụ thể thuốc Cefuroxim là loại kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu...
Tương tự, thuốc Cefixim là thuốc kháng sinh khá phổ biến, điều trị nhiễm khuẩn như: nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng do vi khuẩn, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phế quản…
Còn đối với thuốc Neo-Codion, đây là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị ho khan, tuy nhiên đây là thuốc kê đơn. Các chế phẩm này có chứa codein - chất gây nghiện nhẹ nên phải dùng theo chỉ định bác sĩ.
Trường hợp thuốc bị pha trộn chất độc hại hoặc giả chất gây nghiện có thể dẫn đến rối loạn thần kinh, tổn thương tim mạch, nội tạng.
Theo PGS Đức, việc dùng các loại thuốc kháng sinh giả rất nguy hiểm, có thể gây nhiều hệ lụy lớn đến sức khỏe. Đáng nói, các chất thành phần của thuốc không rõ có chứa chất cấm hay không khi uống vào có thể gây độc cho gan, thận hoặc dị ứng, gây sốc phản vệ.
"Nếu không may dùng phải thuốc giả, người bệnh và bác sĩ chủ quan khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giả với hàm lượng hoạt chất không đủ còn thúc đẩy vi khuẩn kháng thuốc, làm khó khăn thêm cho điều trị sau này", ông Đức nói.
PGS Đức khuyến cáo cần có những biện pháp chặt chẽ để quản lý thuốc giả. Với người dân khi có bệnh cần đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, đánh giá và kê đơn thuốc có chỉ định của bác sĩ.
Trước đó vào tháng 8-2024, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành về việc phát hiện thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả và đề nghị các đơn vị xác minh, tăng cường quản lý.
Cefixim 200 giả (Cefixim 200mg là loại kháng sinh được sử dụng khá phổ biển) xuất hiện tại nhiều tỉnh thành như Thanh Hóa, Bình Dương, Thừa Thiên Huế.
Hà Nội tổ chức các chuyên án điều tra bán thuốc, sữa giả
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao Công an TP Hà Nội tổ chức các chuyên án điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.