Tránh nóng, bật máy lạnh chênh lệch hơn 10 độ C với bên ngoài, dễ bệnh như chơi
14/04/2024 19:00
Máy lạnh được xem là 'bảo bối' hạ nhiệt dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm. Tuy nhiên nếu dùng sai cách, rất dễ mắc các bệnh lý về hô hấp.
Dùng máy lạnh, quạt điều hòa sai cách khiến người già và trẻ em dễ mắc bệnh lý về đường hô hấp - Ảnh: THU HIẾN
Cẩn trọng khi sử dụng máy lạnh
Những ngày gần đây, thời tiết tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều người bị mắc các bệnh đường hô hấp… Việc sử dụng Nhiều phụ huynh Đà Nẵng không đồng ý 'xã hội hóa' lắp hơn 5.000 máy lạnh lớp họcĐỌC NGAY
Khi sử dụng máy lạnh nên để ở nhiệt độ vừa phải, không để nhiệt độ bên ngoài môi trường và trong phòng chênh lệch nhau quá 10 độ C.
Ví dụ, nhiệt độ bên ngoài khoảng 37 - 38 độ C, trong phòng nên chỉnh nhiệt độ 26 - 27 độ C, với trẻ em nhiệt độ không nên dưới 20 độ C.
“Nếu để nhiệt độ từ môi trường chênh lệch nhiệt độ phòng quá lớn, hệ hô hấp sẽ xáo trộn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lý, cúm, viêm phổi tái phát…”, bác sĩ Nga cho hay.
Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - cho biết vào mùa nắng nóng người già và trẻ em là nhóm người mắc nhiều bệnh lý và dễ trở bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Một số loại bệnh thường gặp và dễ trở nặng ở người lớn tuổi trong mùa nắng nóng như: hen, tắc nghẽn phổi mãn tính, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…
Đặc biệt lưu ý vào mùa nóng gia đình nhà nào cũng có quạt hơi nước, máy lạnh, tuy nhiên cần lưu ý nếu đột ngột ra ngoài khi nhiệt độ phòng và nhiệt độ môi trường chênh lệch quá lớn có thể dẫn đến sốc nhiệt hoặc choáng.
Do đó, trước khi đi từ môi trường có nhiệt độ thấp nên ngồi khu vực mát trước để cơ thể thích nghi, sau đó mới bước ra ngoài.
Chú ý viêm xoang dễ tái phát khi sử dụng máy lạnh sai cách
Bác sĩ Trương Trí Tường - trung tâm tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM - cho biết khi bật máy lạnh, không khí trong phòng sẽ mất độ ẩm tự nhiên, trở nên quá khô, thân nhiệt bị giảm gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng của cơ thể.
Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, vi rút tấn công gây các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt bệnh viêm xoang và làm trầm trọng thêm các biểu hiện của bệnh.
Không khí quá khô còn gây khô niêm mạc mũi, gây ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của mũi xoang, gia tăng nguy cơ viêm xoang tái phát.
Bác sĩ Tường lưu ý người viêm xoang sử dụng máy lạnh trời nắng nóng thì không nên để nhiệt độ thấp (15 - 16 độ C), chỉ nên để nhiệt độ phòng khoảng 26 - 27 độ C, không nên thay đổi nhiệt độ máy lạnh đột ngột, không vào phòng máy lạnh ngay sau khi đi ngoài trời nắng, nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên.
Người bệnh có thể làm tăng độ ẩm hoặc bù ẩm trong phòng sử dụng máy lạnh bằng cách đặt chậu nước, dùng máy phun sương tạo ẩm…
Để cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng máy lạnh thường xuyên, người bệnh nên uống đủ nước (2 lít/ngày) giúp cơ thể không bị thiếu nước, điều này cũng giúp làm loãng dịch nhầy, dễ lưu thông đường thở.
Lắp máy lạnh vào lớp học dễ mà không dễ
Thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đang xúc tiến các thủ tục để trình dự án lắp máy lạnh các phòng học đang được dư luận quan tâm nhiều ngày qua.