Vụ trẻ tím tái, xin chuyển viện không cho: Mong chỉ là trường hợp hy hữu

13/06/2024 12:10

Liên quan đến vụ "Con tím tái, bất tỉnh không được cấp cứu, mẹ xin chuyển viện không cho", nhiều bạn đọc mong rằng đây chỉ là trường hợp hy hữu, bởi về cơ bản đội ngũ y bác sĩ đều đề cao, coi trọng y đức.

    Bé Đ. được cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, sức khỏe dần hồi phục - Ảnh: THANH HUYỀN

    Bé Đ. được cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, sức khỏe dần hồi phục - Ảnh: THANH HUYỀN

    Như Tuổi Trẻ Online phản ánh, ngày 2-6, cháu Đ. được đưa đến Trạm y tế thị trấn Thới Bình tiêm phòng vắc xin, sau đó bị sốt và được đưa vào Con tím tái, bất tỉnh không được cấp cứu, mẹ xin chuyển viện không cho: Đình chỉ kíp trực

    Cũng theo bạn đọc này, chuyển lên tuyến trên để cứu chữa bệnh nhân tốt hơn và bản thân mình cũng tránh được trách nhiệm. Ấy vậy mà bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thới Bình lại dửng dưng!

    Bạn đọc Anh Vũ viết: "Tôi rất trân trọng những bác sĩ, thầy thuốc giỏi, tận tâm, yêu nghề, sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân. Nhưng thực tình mà nói, nhóm ê kíp trực này thiếu trách nhiệm".

    Bạn đọc tài khoản Do bổ sung: "Tôi thấy nhiều trường hợp tương tự. Bác sĩ tuyến dưới chưa đủ chuyên môn hoặc thiếu trang thiết bị chuyên dụng nhưng lại không cho bệnh nhân chuyển viện. Nguyên nhân thực sự là gì vậy?".

    Thêm vào, bạn đọc Hoàng viết: "Nhiều lúc không có khả năng chữa trị và vật tư không đủ nhưng vẫn không cho người bệnh chuyển viện. Vấn đề này xảy ra rất nhiều ở tuyến huyện, quận nhưng không được xử lý".

    Từng gặp chuyện tương tự, bạn đọc Nhat Tuan thêm vào: "Việc này làm tôi lại nhớ lần ba vợ tôi bị té chấn thương đầu hơn 10 năm trước. Vô bệnh viện cấp cứu, chụp CT bác sĩ nói không sao. Người nhà không yên tâm xin chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy thì họ nhất quyết không cho. Sau đó phải thuê xe dịch vụ chở đi.

    Tới cầu Mỹ Thuận thì ông hôn mê, tiểu ra quần. Rất may là kịp thời đưa ông tới Bệnh viện Chợ Rẫy để phẫu thuật nên sống tới giờ, chứ để ở tỉnh thì ông già đã tử vong lúc đó".

    Cũng bàn về chuyện xin chuyển bệnh lên tuyến trên nhưng không được, bạn đọc Dương Đức Thọ gợi ý: "Như trường hợp này, nếu bác sĩ không chịu chuyển viện (lên tuyến trên) thì gia đình bệnh nhân có thể tự chuyển bệnh nhân đi".

    "Còn việc bác sĩ "không cho" là sai và không thể nghe theo. Bác sĩ không có quyền giữ lại hoặc cấm người thân bệnh nhân nếu họ đã thanh toán đủ và quyết định rời đi", bạn đọc Nhat Tuan viết.

    Nâng lương sẽ nâng trách nhiệm y bác sĩ tuyến dưới

    Đi tìm nguyên nhân dẫn đến sự việc trên của ê kíp ca trực Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, theo ý kiến một số bạn đọc, có thể ca trực chưa ý thức hết trách nhiệm của mình.

    Từ đó, bạn đọc cho rằng đây cũng là lúc các nơi điều trị ở tuyến dưới phải nhìn lại mình. Cái gì được thì phát huy, còn không phải thay đổi để phù hợp.

    'Tôi muốn chuyển tuyến trên, bệnh viện bắt ký giấy xin về'

    Bạn đọc Nguyễn Song Giang nêu quan điểm: "Chẳng trách hiện nay người bệnh không tin tưởng chuyên môn nhiều bệnh viện cấp huyện. Y tế cơ sở thiếu trang thiết bị chẩn đoán, tác phong như vậy nên không được sự tin tưởng của người dân địa phương".

    Bàn giải pháp để nâng chất đội ngũ y bác sĩ, rút ngắn khoảng cách giữa y bác sĩ tuyến trên tuyến dưới, tài khoản Thành Béo gợi ý: "Vẫn mong tăng lương và bắt buộc các bác sĩ phải có thời gian làm việc tại trạm, y tế huyện một thời gian".

    Bạn đọc Long Sai Gon viết: một bộ phận nhân viên y tế, bác sĩ thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng cả một ngành y. Mong rằng đây chỉ là trường hợp hy hữu.

    Tương tự, bạn đọc tài khoản Hung chia sẻ: "Mong đừng xảy ra những trường hợp tương tự. Đau lòng quá!".

    Thêm 1 bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị người nhà bệnh nhân tấn côngThêm 1 bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị người nhà bệnh nhân tấn công

    TTO - Chỉ sau 10 ngày có bác sĩ bị hành hung gây xôn xao, vừa có thêm một bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) bị tấn công bằng vật nhọn bằng sắt, rất may vị bác sĩ này đã kịp thời né được.