Bộ Y tế phản hồi về đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi

21/07/2025 00:00

Nhiều người dân thắc mắc về việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, đặc biệt những người trên 70 tuổi khi sức khỏe giảm sút.

    bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

    Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

    Nhiều người cao tuổi muốn "thông tuyến" khám bảo hiểm y tế

    Thực tế hiện nay rất nhiều người từ 70 tuổi trở lên đều mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, xương khớp…

    Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

    Không ít người băn khoăn trạm y tế xã, phường hoặc bệnh viện tuyến huyện chưa đủ năng lực, cơ sở vật chất để điều trị các bệnh này một cách hiệu quả. 

    Chính vì vậy, nhiều người cao tuổi thường phải đến các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương, nơi có đầy đủ chuyên khoa và thiết bị y tế để được thăm khám.

    Tuy nhiên theo quy định hiện hành của Luật Bảo hiểm y tế, nếu người bệnh tự ý đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến (tức không có giấy chuyển viện từ nơi đăng ký ban đầu), họ chỉ được quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán một phần chi phí, mức hưởng thấp hơn nhiều so với đi đúng tuyến.

    Điều này khiến người cao tuổi, vốn thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập, phải chi trả thêm hàng trăm ngàn đến hàng triệu đồng cho mỗi lần khám, chưa kể tiền thuốc, xét nghiệm, điều trị. Những chi phí này làm tăng áp lực tâm lý, khiến nhiều người e ngại khám bệnh hoặc chậm trễ điều trị, làm tình trạng bệnh nặng thêm.

    Không chỉ vậy, với người già sức yếu, việc di chuyển xa, xin giấy chuyển viện, xếp hàng chờ đợi... là trở ngại không nhỏ, thậm chí khiến nhiều người từ bỏ nhu cầu khám, chữa bệnh ở tuyến trên.

    Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách đặc biệt cho nhóm người từ 70 tuổi trở lên, cho phép họ được khám BHYT tại tuyến trên mà không cần giấy chuyển viện, giúp tiếp cận dịch vụ y tế thuận tiện và hiệu quả hơn.

    Bệnh nào không cần giấy chuyển viện?

    Trước những đề xuất của người dân, Bộ Y tế cho biết hiện nay việc quy định khám, chữa bệnh theo từng tuyến khác nhau (hiện nay là cấp khám, chữa bệnh) nhằm bảo đảm khám và điều trị đúng theo tình trạng bệnh (không phụ thuộc vào tuổi tác).

    Việc này cũng phù hợp với cấp chuyên môn kỹ thuật, giúp giảm quá tải ở tuyến (cấp chuyên môn kỹ thuật) trên. Khi tình trạng bệnh nặng thì mới phải chuyển tuyến trên điều trị cho phù hợp.

    Đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi ra sao? - Ảnh 2.Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?ĐỌC NGAY

    Tuy nhiên theo thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 2-1-2025 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh BHYT, một số nhóm bệnh nặng, bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi đã được phép điều trị tại tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn mà không cần giấy chuyển tuyến.

    Trong phụ lục I và phụ lục II của thông tư này, Bộ Y tế liệt kê danh sách các bệnh, nhóm bệnh được coi là đủ điều kiện chuyển thẳng, bao gồm nhiều bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi như suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường có biến chứng, COPD, Parkinson, ung thư giai đoạn điều trị...

    Nếu người có thẻ BHYT được chẩn đoán mắc các bệnh trong danh sách này, họ có thể đến thẳng bệnh viện cấp cơ bản, chuyên sâu để điều trị mà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT.

    Việc khám, chữa bệnh đúng tuyến không chỉ giúp giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, mà còn bảo đảm chất lượng điều trị phù hợp với năng lực từng tuyến, theo đúng nguyên tắc chuyên môn.

    Như vậy tuy chưa có chính sách "thông tuyến hoàn toàn" cho tất cả người từ 70 tuổi trở lên, nhưng hiện nay những người mắc bệnh mạn tính đã có hướng đi thuận lợi hơn khi khám, chữa bệnh bằng BHYT tại tuyến trên.

    Người dân có thể tham khảo cụ thể danh sách bệnh lý tại thông tư 01/2025/TT-BYT để biết mình có thuộc diện được chuyển tuyến thẳng hay không để thực hiện theo quy định.

    Đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi: Bộ Y tế phản hồi ra sao? - Ảnh 3.Người bệnh tự mua thuốc bên ngoài sẽ được thanh toán bảo hiểm y tế ra sao?

    Trong trường hợp bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế do chậm trễ trong đấu thầu hoặc chưa lựa chọn được nhà cung cấp, người bệnh phải tự bỏ tiền túi để mua. Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp được quy định, bảo hiểm y tế vẫn chi trả.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề