Hàng chục người rối loạn tiêu hóa, khai do ăn bánh mì
21/07/2025 12:00
Trong vòng 3 ngày, Trung tâm Y tế M'Đrắk (Đắk Lắk) ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngộ độc thực phẩm, nhiều người cho biết do ăn bánh mì.
Một bệnh nhân rối loạn tiêu hóa sau khi ăn bánh mì đang được điều trị tại Trung tâm Y tế M'Đrắk - Ảnh: MINH PHƯƠNG
Sáng 21-7, bác sĩ Võ Trọng Phúc - phó giám đốc Vụ nghi ngộ độc sau khi ăn buffet ốc ở Phú Yên: Cơ sở chưa thực hiện đúng quy định an toàn thực phẩm
Ngày 19-7, trung tâm tiếp tục ghi nhận thêm 39 trường hợp với triệu chứng tương tự, trong đó 35 người cũng khai từng ăn bánh mì tại cùng địa điểm.
Tính đến sáng 21-7, tổng cộng đã có 64 bệnh nhân rải rác trong xã nhập viện. Trong đó, 38 người khai có liên quan đến quán bánh mì nói trên.
Các bệnh nhân nhập viện có độ tuổi từ 3 đến 59 tuổi. Hầu hết đều đến từ các thôn, buôn khác nhau trong xã M'Đrắk.
Nói thêm về điều này, bác sĩ Phúc cho biết tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đã tương đối ổn định. "Dự kiến 5 bệnh nhân được xuất viện trong sáng nay, các trường hợp còn lại sẽ tiếp tục được theo dõi, điều trị trong 1-2 ngày tới", bác sĩ Phúc nói.
Cũng theo phó giám đốc Trung tâm Y tế M'Đrắk, vì có tới 64 trường hợp cùng biểu hiện tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa trong thời gian ngắn, trung tâm đang đặt nghi vấn có ổ dịch tiêu chảy theo mùa trên địa bàn. Công tác giám sát, phòng chống dịch và tuyên truyền người dân không hoang mang đang được triển khai khẩn trương.
"Chúng tôi đang theo dõi diễn biến dịch tễ và phối hợp chặt với các đơn vị liên quan để kiểm soát nguy cơ lây lan trong cộng đồng", bác sĩ Phúc cho hay.
Lấy mẫu cơ sở bán bánh mì để kiểm nghiệm
Ngay sau khi ghi nhận các ca nghi ngộ độc, Trung tâm Y tế M'Đrắk phối hợp UBND xã M'Đrắk thành lập đoàn kiểm tra đột xuất tại cơ sở bánh mì T., nơi ghi nhận có nhiều trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Qua kiểm tra, đoàn đánh giá khu chế biến đảm bảo vệ sinh, có tủ kính che chắn thức ăn, chủ cơ sở từng được tập huấn về an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, cơ sở chưa xuất trình được hợp đồng, hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm. Người trực tiếp bán hàng không có giấy khám sức khỏe, không sử dụng bao tay khi chế biến. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, lấy mẫu thực phẩm gửi kiểm nghiệm và yêu cầu cơ sở tạm dừng kinh doanh cho đến khi có thông báo mới.
Vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu TP.HCM: Phụ huynh yêu cầu đổi nhà cung cấp
Nhiều phụ huynh Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, TP.HCM yêu cầu đổi nhà cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh trường này, sau vụ nhiều học sinh nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm hôm 9-4.