Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm

20/07/2025 12:00

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, TP.HCM có quy mô dân số và nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu - Ảnh: QLTT

    Trong bối cảnh đó, các mô hình kinh doanh như 'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

    - Điều quan trọng nhất hiện nay là hàng nhà làm phải có hồ sơ tự công bố chất lượng theo quy định, hàng hóa phải có bao bì nhãn mác, hạn sử dụng. Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ tự công bố từ người sản xuất và đăng tải lên mạng công khai, sau đó đi hậu kiểm.

    Tự công bố không có gì khó khăn phức tạp, chủ yếu coi sản phẩm quy trình sản xuất có đảm bảo, nguyên liệu có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, chỉ tiêu an toàn ra sao, kiểm nghiệm sản phẩm... 

    Nếu đi mua sản phẩm gì người mua dò trên mạng, tìm hiểu thông tin vì người bán đã công khai, có hồ sơ tự công bố thì ít ra đỡ rủi ro hơn là không có thông tin gì về sản phẩm. Giữa đồ trôi nổi và chính thống hiện nay chỉ khác nhau là đồ chính thống được cơ quan chức năng thẩm định, sau đó được kiểm tra hậu kiểm.

    Nếu đáp ứng được các quy định về kinh doanh, hồ sơ công bố... thì hàng nhà làm dễ dàng được thương mại.

    * Với các quy định này, nếu kiểm tra hàng nhà làm sẽ khó tránh khỏi vi phạm?

    - Kinh doanh là quyền tự do nhưng phải công bằng, một người cứ sản xuất khơi khơi, người làm chặt chẽ nhưng lại kinh doanh như nhau thì không công bằng. Sản phẩm nhà làm nhưng nhà nào làm, làm như thế nào thì không khai báo, cứ chạy theo trend. 

    Nhà làm thì phải lo làm hồ sơ tự công bố, nếu không, thanh tra kiểm tra xuống là bị phạt. Thật ra hồ sơ tự công bố gần như không có hao tốn thêm nhiều, bảo đảm làm cho đúng để người dân yên tâm, về lâu dài tốt cho cơ sở.

    Thức ăn đường phố không bắt buộc phải thẩm định giấy tờ nhưng không có nghĩa là không bị kiểm tra. Thực tế về quy định, chúng ta có tiền kiểm và hậu kiểm. Trong đó, tiền kiểm là phải nộp hồ sơ tuân thủ như thuốc và thực phẩm chức năng phải có số đăng ký, còn thực phẩm bình thường thì phải tự công bố. 

    Và cơ quan chức năng có quyền kiểm tra tất cả thực phẩm trên thị trường như nguồn gốc xuất xứ từ đâu, vệ sinh, vận hành thế nào, có bản tự công bố không...

    Từ sở đến cơ sở, trước đây là cấp quận huyện có quyền kiểm tra và xử phạt, riêng hành vi sản xuất kinh doanh thực phẩm mà không làm hồ sơ tự công bố, mức phạt hiện nay có thể đến hàng chục triệu đồng.

    Đô thị mở rộng, quản lý an toàn thực phẩm phải đi trước

    Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm - Ảnh 3.Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩmĐỌC NGAY

    * Sau sáp nhập, ngành an toàn thực phẩm TP.HCM gặp khó khăn gì về nhân sự, khi phải quản lý địa bàn lớn hơn?

    - Trước khi sáp nhập sở có 345 nhân sự, nhưng cam kết giảm 20% đến năm 2030. Giờ sáp nhập, mỗi tỉnh thêm vào không quá 40 nhân sự, nhưng tính toán công việc thì TP.HCM cũ phải bù thêm người về cơ sở hai địa phương còn lại.

    Sau sáp nhập, TP.HCM mới có 167 xã/phường và 1 đặc khu với địa giới hành chính trải khá rộng, và hiện chưa thống nhất được điểm trạm y tế xã nên trước hết về chuyên môn, chúng tôi ưu tiên tăng đào tạo, bồi dưỡng qua kênh online để tiết kiệm thời gian, sau đó đưa toàn bộ chương trình lên website của sở để các điểm cầu dễ tham khảo.

    Không chỉ cán bộ thuộc sở, lãnh đạo các trường học, khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn cũng sẽ được tăng cường bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ an toàn thực phẩm, xử lý ngộ độc sau khi sáp nhập.

    Về tổ chức, chúng tôi chủ trương vẫn để nhân sự của hai địa phương cũ cắm chốt tại chỗ như trước, trừ cấp lãnh đạo về trung tâm TP.HCM. Với địa bàn rộng, việc cắm chốt tại chỗ đảm bảo hai nhiệm vụ chính là thẩm định cấp phép, kiểm tra pháp chế và các vấn đề khác liên quan.

    Theo đó, TP.HCM có 8 đội phụ trách địa bàn và 2 đội chợ đầu mối gần như giữ nguyên; Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ có thể tính toán chia 3 - 4 đội phụ trách mỗi địa phương, đảm bảo luôn thường trực tại chỗ để xử lý nhanh chóng khi có việc xảy ra. Có thể tính toán sẽ luân chuyển, điều chuyển cán bộ đến nơi cần thiết nhất trong thời điểm nhất định để hỗ trợ.

    * Các quy định về pháp luật đối với sản xuất thực phẩm sắp tới có siết chặt hơn không?

    - Một sản phẩm có kiểm soát hay không trải qua hai bước. Bước 1 xem giấy tờ ban đầu thế nào, có làm hồ sơ tự công bố hay không, bước 2 quan trọng là thanh tra, kiểm tra.

    Hiện luật thay đổi theo hướng siết chặt hơn. Khó khăn nhất hiện nay là khâu làm hồ sơ tự công bố, làm hồ sơ phải thông tin thành phần rõ ràng, chứng minh tác dụng nếu đó là thực phẩm chức năng, nộp lên cơ quan chức năng để xem xét cấp phép. 

    Còn thực phẩm thông thường thì phải làm hồ sơ tự công bố - công bố nghĩa là đạt, cơ quan chức năng không có quyền bác, nhưng sau đó cơ quan chức năng đi kiểm tra, hậu kiểm, sai thì xử.

    Tuy vậy, với số lượng hồ sơ tự công bố đang quá lớn, trong khi nhân lực còn mỏng nên lượng đi kiểm tra chưa đủ, riêng với thực phẩm nhà làm việc kiểm tra hậu kiểm càng khó vì gần như không có hồ sơ tự công bố.

    * Các địa phương trước khi sáp nhập có những thế mạnh, điều kiện khác nhau, vậy sở có sắp xếp chuyên môn cho phù hợp từng nơi không?

    - Chủ trương chung những cái áp dụng ở TP.HCM cũ thì áp dụng cho hai địa phương trên, nhưng sẽ có những điểm tập trung khác. 

    Cụ thể, tỉnh Bình Dương cũ với thế mạnh công nghiệp nên chúng tôi sẽ chú trọng đào tạo, cân đối nhân sự cho khâu an toàn thực phẩm đối với suất ăn công nghiệp, đảm bảo bữa ăn hằng ngày cho công nhân. Còn Bà Rịa - Vũng Tàu dịch vụ ăn uống gắn liền với du lịch nên cũng sẽ có tính toàn phù hợp.

    Sẽ tăng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc

    Ngoài việc người sản xuất phải tuân thủ, cái chính hiện nay cần thay đổi hành vi là người tiêu dùng, người tiêu dùng cần chọn mua những sản phẩm có bao bì nhãn mác, thông tin xuất xứ.

    Ví dụ, bánh trung thu có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng rất nhiều nhưng cứ đến mùa là người tiêu dùng đua nhau săn hàng xách tay, nhập lậu, hàng trôi nổi, nói thẳng ra mấy sản phẩm này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn hơn vì ít bị kiểm tra.

    Chúng tôi xác định không chỉ suốt ngày tập trung kiểm tra lấy mẫu ở nơi được cấp phép, mà sẽ tăng kiểm tra với hàng nhà làm, vận động người mua và người sản xuất nâng cao ý thức.

    Bà Phạm Khánh Phong Lan (giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM)

    * Anh N.T. (28 tuổi, chủ quán ăn ở TP.HCM):

    Chúng tôi phải tuân thủ rất nhiều thủ tục

    Tôi từng mở một hàng quán bán đồ ăn tại quận Gò Vấp (cũ) trước đây, một trong những yêu cầu bắt buộc khi quán hoạt động là phải có giấy phép an toàn thực phẩm do địa phương nơi đó cấp. Chúng tôi sẽ nộp hồ sơ lên đến phòng y tế của quận, sau đó sẽ có lực lượng kiểm tra liên ngành đến quán để rà soát.

    Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ kiểm tra các vấn đề như: tủ đông bảo quản nguyên vật liệu ra sao; khu vực sơ chế có để lẫn đồ sống, đồ chín riêng không; xử lý nước thải có đạt chuẩn chưa; nguyên liệu nhập về từ đâu phải có hóa đơn chứng từ; khu vực bếp chế biến đồ ăn phải có màn che chắn với khu vực phục vụ khách hàng...

    Quy trình kiểm tra rất nghiêm ngặt, sau đó nếu đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, thời gian trung bình là khoảng một tháng, với hạn là ba năm. Việc kiểm tra khắt khe với an toàn thực phẩm là cần thiết với những hộ kinh doanh và các cơ sở lớn vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

    Theo tôi dù là cơ sở nhỏ, lẻ khi đã bắt tay vào quy trình chế biến thực phẩm đem ra thị trường bán thì phải bắt buộc có giấy phép an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho người dân.

    Chỉ khi đó cơ sở mới thực sự ý thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, sử dụng nguyên liệu sạch, tuân thủ quy trình chế biến... Mặt khác phải xử lý thật nghiêm để răn đe nếu cơ sở đó không có giấy an toàn thực phẩm.

    Thăm dò ý kiến

    Hiện nay nhan nhản quảng cáo hàng 'nhà làm', không ai kiểm định, xác minh nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến... Theo bạn:

    Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

    Không nên mua hàng 'nhà làm' nếu không quen biết

    Chỉ mua hàng 'nhà làm' khi công bố thành phần rõ ràng

    Ý kiến khác

    Bình chọnXem kết quả
    Quản lý thực phẩm trong "siêu đô thị": Không ngoại lệ cho hàng nhà làm - Ảnh 3.Tràn lan 'hàng nhà làm' nhiều rủi ro

    Từ khô bò, bánh trung thu, giò chả... được rao bán là 'hàng nhà làm' nhan nhản trên chợ mạng nhưng không hạn sử dụng, không nguồn gốc, chất lượng không được kiểm chứng... đang tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm với người tiêu dùng.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề